Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Mười, 2016

SAIGON MƯA BAY…


SAIGON MƯA BAY…

Hồi mới vô Saigon thấy cư dân xứ Vội này thiệt kỳ cục, đi mua đồ, tiệm tạp hóa chỉ cách nhau hơn mươi mét, giá chênh nhau cũng ít nhiều, mà vẫn cứ ghé tới chỗ đắt hơn mà mua, rồi đi. Hỏi thì nói là dzậy cho nó lẹ để dzọt… Sau này mới thấy cái đặc trưng Nhanh rõ nét ở đô thị này. Nói ngắn, gọn, làm ào ạt, gặp nhau nhanh, rồi bỏ nhau đi vội…

Như mưa Saigon, ào tới rồi tạnh… Saigon như mưa bay.

14859512_850801781721616_2010275696_o

Sáng nay, sau cafe vội kiểu Saigon, về ngồi ở văn phòng, thấy bí nên ra đường ngó quanh người đi trên đường Trần Quốc Toản. Đây cũng là kiểu đường Saigon, đường chỉ hơn 500 mét, chia làm 4 khúc: khúc băng đảng Trung ương đóng quân được đi hai chiều, qua Công Lý đến đầu Pasteur khoảng gần 40 mét thì một chiều, từ đầu Pasteur đến Huỳnh Tịnh Của khoảng hơn 30 mét lại hai chiều, từ Huỳnh Tịnh Của đến chợ Tân Định, Hai Bà Trưng khoảng hơn 100 mét lại một chiều… Người theo luật đi đường nghiêm chỉnh ở xa tới thì quàng xiên khúc này, nhưng có điều công an ở đây dễ thương, đi sao cũng được, không ai bắt bớ gì.

Mai là ngày ăn chay cuối tháng âm lịch, nhớ quán chay ngã ba Huỳnh Tịnh Của, nhưng ngoảnh lại thấy đã dọn dẹp đi đâu mất tiêu. Sáng nay lại thay vào đó là quán cafe Bike vàng cam mới toanh, trong quán dọn dẹp ì xèo, đứng ngoài lề trước quán là một thanh niên ngồi kéo violon chào mừng khai trương quán ưỡn ẹo rất facebook… Lại nhớ cô Tuyết chủ quán chay này, cô người Khmer, dẫn theo nhiều người Khmer ở Sóc Trăng lên thuê quán và bán. Nhờ quán này, mình thực hành tiếng Khmer chút ít, nhưng giờ thì hết chỗ tập nói rồi.

Đoạn đường này khá ngắn, nhưng dường như là một ước lệ điển hình của Saigon, một Saigon muôn mặt và vội vàng, một Saigon bình thản đổi thay mỗi ngày… Như mưa !

Một khúc ngắn chưa đầy 200 mét, có đủ các loại quán của các loại cư dân cả nước: bún mọc, bánh cuốn, bánh mì chả giò Hà Nội, bún Huế O Sửu, cơm gà Mệ Vui Hội An, phở gà Nam Định, mì Quảng, cafe Rạt Khun Thái Lan, Beefsteak Pháp, và hàng chục thứ cafe, giải khát, thuốc lá lậu và các loại quán nhậu…

Có quán định cư lâu năm, nhưng có nhiều quán cứ mở ra vài ba tháng là dẹp đi, để thay vào một quán mới, nên phố xá thay đổi xoành xoạch…. Như mưa.

Góc đường Huỳnh Tịnh Của trước có một cây me to, đường kính khoảng hơn một mét, là nơi đầy hơi thở của mình. Dưới tán lá mênh mông, mình ngồi uống cafe với anh bạn họ Dương thân thiết và hớt tóc hàng tháng. Nhìn nó, thấy Saigon không vội vàng nữa. Dưới gốc cây là anh bạn Dũng, thợ hớt tóc khoảng hơn 30 tuổi, người nhỏ đậm, răt tính cách miền Nam, nói thẳng băng về chính quyền tệ hại, làm ra bao nhiêu tiền là đi nhấm nháp tất thảy quán lớn nhỏ sang hèn cùng trời cuối đất Saigon. Người này còn rất đặc biệt với mình là đi đâu có sách cũ in khoảng từ hơn nửa thế kỷ trước là alo và móc tiền túi mua về giúp mình. Cây me giờ đã bị đốn, nghe nói quá già và nguy hiểm, nên để lại một khoảng trống huơ trên đầu như một hố thẳm, trống như anh bạn họ Dương đã thành người thiên cổ của tôi, anh Dũng nghe nói có một cô Việt kiều bên Cali về chuẩn bị mang đi qua bển. Cánh già mỗi sáng thường tụ tập ngồi uống mấy xị đế trước khi nắng lên để tan hàng mưu sinh cũng gần như giải tán luôn. Phố vẫn tấp nập và vội vàng mà thấy vắng !

14876154_851670018301459_46469151_o

Saigon sáng nay vẫn mưa bay như vội vàng tưới nước cho phố để rồi bay đi lo chuyện khác.

Trưa nằm nghe chuông nhà thờ Tân Định đổ, lại nhớ khúc này có một nhà in được thành lập vào năm 1870, sớm thứ 2 ở Việt Nam. Giờ không biết chỗ nào…

Saigon hơn trăm năm xưa ở đâu trên những con đường ? Ở đâu trong lòng người di dân tới đây ?

Saigon nhanh, vôi lao theo dòng chảy thời đại mỗi ngày với một gia tốc lớn để không kịp ngoái nhìn lại… Saigon không thèm nghĩ ngợi. Nó cứ cuộn trào sức sống và quay. Thời gian phải tự làm công việc lắng đọng mọi thứ cho Saigon. Còn Saigon cứ an nhiên lừng lững mở và đi tới không cùng với con người tứ hướng. Saigon vôi và nhanh để cuốn vào nó mọi thứ và biến đổi từng ngày. Saigon không cố chấp, không sân si, không giả vờ trầm tĩnh, không cao đạo và không chịu dừng lại…

Như mưa tới, rào rạt, dâng hiến, buông xả và vô ưu, chảy từ trời xuống đất !

Đấy là Saigon trong mưa bay của tôi !

(trưa ngày 30/10/1016)

Read Full Post »


Theo Claude Lévi-Strauss và kết thúc Nhiệt đới buồn: Loài người đã thực hiện ba ý đồ lớn về tôn giáo để tự giải thoát khỏi sự truy hại của những người chết, của đau khổ ở thế giới bên kia và những nỗi kinh hãi do ma thuật. Cách nhau khoảng một nửa thiên niên kỷ, họ đã lần lượt tìm ra được Phật giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo; và điều rất đáng chú ý là mỗi chặng, không hề đánh dấu một bước tiến so với chặng trước, mà đúng ra là chứng tỏ một bước thụt lùi..

14441098_10154176942703929_521242231954039063_n

Đọc  Claude Lévi-Strauss và bị cuốn vào ma thuật của nghiên cứu thổ dân Amazon… Có nhiều gợi dẫn vô cùng thú vị. Rất tiếc chưa thể ghi chép và viết kịp,…

Một ngày chỉ có 24 giờ !?

Read Full Post »


Buổi sáng nhức đầu và đọc Mars.

“Mars là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của kỷ nguyên Victoria. Ông được coi là nhà lý luận phủ định vai trò của văn hoá (anticultrural theorist)”. Trong Tuyên ngôn Cộng sản, Mars và Engels viết: “Chính quan điểm của anh không gì ngoài việc là sản phẩm tự nhiên của điều kiện sản xuất và tài sản tư bản”. Hai tác phẩm Tư bản và Bản thảo triết học và kinh tế học đã nhất quán quan điểm anticulture.

Nhấn mạnh vai trò của kinh tế, quyền lực của giai cấp và sự thống trị của tư bản (về tư liệu sản xuất), Mars đã tuyệt đối hoá tính vật chất (duy vật), và hệ quả dường như ông đã tước đoạt sự phong phú về tinh thần của con người, xem con người chỉ còn là một hữu thể sinh tồn loay hoay với “tư bản” và quyền lực giai cấp và tranh đấu cho quyền lực thống tri mang tính kinh tế luận đó. Con người rút cuộc chỉ là một con vật ?!

images

Hèn chi nó vô thần và tận độ tham lam của cải và tranh giành quyền lực một cách quyết liệt (mà không biết sợ hãi Thượng đế và Lương tri) ?

Hèn chi văn hoá thằng nào cũng quản lý được miễn hắn là thợ điện hay kẻ mổ bò ? Hèn chi văn hoá, giáo dục là những ngành luôn tổng kết sau cùng so với các ngành mang tính “duy vật” (vì lịch tham dự của lãnh đạo cấp cao luôn xếp nó sau rốt, nên phải chờ ?!) ?

Nhức đầu vì khó hiểu. Nhưng đọc Mars thì hiểu và hết nhức đầu ! Cảm ơn Ngài duy nhất chuyện nhỏ này thôi nghen !

Read Full Post »


“Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt” của tác giả Hà Văn Thùy có nhiều tư liệu và một số nhận thức mới thú vị về hành trình tìm hiểu chủ thể của văn hóa Việt… Nếu thực sự vậy thì nhiều định đề về văn hóa Việt Nam, cũng như của khu vực và thế giới sẽ đảo lộn mất…

Chiều nay tìm thấy vài thông tin về lục địa huyền thoại Kumari Kandam dự đoán là ở dưới Ấn Độ Dương lại càng chứng thực hành trình di cư của loài người từ thời cổ đại chỉ đi theo ven biển, hoặc qua biển, chứ không thể đến Tây Tạng rồi mới đi về phía đông châu Á như lâu nay nhiều cuốn sách vẫn viết…

11222183_10153358586603929_2996132632397480328_n

Ngày 3/10/2015

Read Full Post »


Nhiều sinh viên quan tâm đến thời cuộc bày tỏ sự thất vọng khi các cơ quan truyền thông không hề đưa tin về vụ việc biểu tình chống Formosa tại Hà Tĩnh trong ngày hôm nay.

Nhưng tôi đã trả lời rất thực ý nghĩa của chính mình:

Điều ấy rất tốt đó em. Vì khi cả một hệ thống truyền thông chính thống từ bỏ đưa tin một cách sự thật theo nguyện vọng của dân chúng thì chính nhân dân sẽ hút vào mạng xã hội và các trang tin khác thôi. Lúc ấy nhân dân càng hiểu rõ nhiều sự thật hơn…

299df8f6ddfeb60c0491ab6cba07031c

Sự từ chối ấy biểu đạt rất rõ: Bọn chúng không thuộc về nhân dân và Tổ quốc này. Vì vậy, bọn chúng đã từ chối nghĩa vụ và trách nhiệm với nhân dân, dù đã sống bằng tiền thuế của nhân dân !

Nhân dân hãy tự hiểu đi thôi !

Read Full Post »


E.B. Tylor cho rằng: văn hóa giống như một con người bước đi, bước lần lượt về phía trước, ngay cả khi lầm đường lạc lối, thậm chí có thể ngoái lui, nhưng bản chất của đôi chân Người là vận động tới phía trước. Ông xem đó là “biểu hiện những thuộc tính điển hình của loài người”…

12043083_10153354862068929_5418876011268361423_n

Thật là ý vị với tư tưởng này khi quan sát văn hóa Việt Nam hiện thời, một quốc gia “không chịu phát triển” (lời Phạm Chi Lan), và từ đây có thể hiểu vì sao những chỉ dấu về sự tụt hậu của Việt Nam thể hiện càng ngày càng nhiều. Nó thể hiện trong việc cả hệ thống quay cuồng vào sắc đỏ hoài niệm quá khứ hàng ngày trên từng tượng đài, từng con đường, trong lảm nhảm truyền thông tụng niệm, trong việc sử dụng những hệ tư tưởng đã cũ…

Văn hóa cũng như con người, cần phải bước đi “lần lượt”, bước từng bước chắc chắn với sự khôn ngoan và bằng tri thức, không thể khác, không thể nhảy vọt, không thể quá độ, không thể “đi tắt đón đầu”… Nếu không phát triển “lần lượt” như vậy, anh sẽ sập bẫy “tiến hóa” và trở nên dị dạng !

Read Full Post »