Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Một, 2017

Niềm tin suy tàn !


Với một nguồn nhân lực già nua, cằn cỗi sáng tạo, tham lam và dối trá vô độ, hệ thống quản trị quốc gia (nói chính xác là hệ thống cầm quyền thống trị) chỉ biết dựa vào 3 nguồn lực chính: tài nguyên, nguồn vốn vay của nước giàu và nguồn cung ứng lao động giá rẻ (giai cấp công nông – nguồn lực nền tảng của xã hội “mới” theo lý thuyết Marcism) để phát triển.

images.jpg

Và đến lúc 3 nguồn lực đó cạn kiệt, để hệ thống tiếp tục tồn tại, thì hệ thống này chỉ còn biết dựa vào việc tận độ khai thác “quyền lực cầm quyền” sẵn có để tận dụng vét nguồn vốn sẵn có trong dân chúng như tăng các loại thuế (như xăng…), ép buộc thay đổi giá trị hiện có để trục lợi (như mua bán vàng SJC, và có thể đổi tiền trong tương lai gần…), trục lợi từ niềm tin thơ ngây và tuyệt vọng của dân chúng (qua trò chơi xổ số Vietlot) và cả việc quỳ gối ngoại bang để xin tiền mặc nhiên đat đai biển cả bị mất, tình trạng nô dịch càng lún sâu hơn…

Tương lai gần nhất có thể là thuế đất và thuế nhà sẽ tăng lên gấp nhiều lần ? (Theo vận trù học cá nhân). Nhân dân chuẩn bị đi là vừa !

Read Full Post »


1. Đã với qua mười lăm năm của thế kỷ mới, thơ Quảng vẫn như còn chưa thoát khỏi cái bóng của quá khứ. Mười lăm năm trong hành trình một nền thơ quả thực là quá ngắn để nói được điều gì, song cũng đủ lùi xa khiến chúng ta có thể đủ sự điềm tĩnh để nhìn thấy lược đồ chuyển động của một vùng thơ.

2. Với những Khương Hữu Dụng, Bùi Giáng, Trinh Đường, Thu Bồn,… những nhà thơ đã sẵn sàng dâng hiến mình cho thơ, nhiều thập niên qua, thơ Quảng không có một số phận nào tuẫn nạn cho thơ, thậm chí dường như thơ trở thành vật hiến tế để cầu danh cho nhà thơ.

3. Song song với nền thơ là một nền phê bình què quặt, nơi mà ai cũng có thể trở thành những nhà phê bình với những hỏa mù ngôn ngữ khiến gương mặt thơ của một vùng đất vẫn nhơn nhơn đầy đặn hoa thơm trái ngọt. Trên các mặt báo, những bài “phê bình thơ” vẫn là những món lẩu trộn lẫn chất báo chí – bình tán, chỉ có giá trị như những bài điểm sách “mèo khen mèo”.

4. Thơ Quảng hiện đại từ Tình già – Phan Khôi đến nay vẫn là những cuộc bắn pháo hoa: màn đầu là Phan Khôi báo hiệu khai sinh phong trào Thơ Mới, rồi Bùi Giáng với thi tứ dị cuồng, ngôn ngữ khai phóng sản sinh một khuynh hướng thơ kỳ lạ mà quyến rũ khó gọi tên, rồi những Lê Thu Thuỷ, Hoàng Mai có người xem như chuẩn bị cho phiên đổi gác trong thơ hiện đại Việt Nam vào thập niên cuối thế kỷ XX, gần đầy, những Nguyễn Hữu Hồng Minh, những Lý Đợi với nhiều thể nghiệm mới đang trở thành một tiêu điểm mới trên bản đồ thơ Việt, nhưng vẫn còn nhiều tuyên ngôn, nhiều khẩu dụ hơn là các tác phẩm đủ sức làm xôn xao cảm xúc hay gây nổ suy tư công chúng thơ. Những cuộc “duy tân” trong thơ vẫn nằm ở những phút giây bắn pháo hoa rực rỡ ấy ?

15825893_10154511772673929_4942334916555283780_n

5. Tôi không đủ sức để đọc tất cả thơ Quảng cũng như dõi theo sự chuyển động của thơ Việt trong mấy mươi năm qua để có thế thấy được những thành tựu, những đóng góp, những chuyển động của vùng đất thơ xứ Quảng mà trong tâm thức của riêng tôi vẫn là vùng đất của văn xuôi và phê bình. Thơ Quảng, trong ý nghĩ và cảm xúc của tôi là vẫn quẫy đạp trong không gian thẩm mỹ cũ.

6. Trong khi đấy, thơ Đường luật, nói đúng hơn một thể thơ biến dị 56 chữ hoặc 28 chữ chèn chẹn với vần chân, độc vận, lại bất kể luật niêm và đối trong thơ Đường luật chính thống đã hiện hồn trở lại ở các phường thơ đô thị và trong các Phật tự.

7. Thơ ca hiện nay đã chuyển động đi rất xa các giá trị xác lập hồi giữa thế kỷ, bài thơ bây giờ được nhận thức như một hình thức thẩm mỹ mà giá trị xúc cảm được tạo nên bằng các va đập, biến dị của ngôn từ hơn là sự liên kết ngôn từ, tứ thơ thay thế bằng một chuỗi liên tưởng lan tỏa đến vô hạn để khơi gợi suy tư, người đọc thơ được sống với tinh thần “dân chủ” trước người làm thơ khi tiếp tục trò chơi thơ mà nhà thơ đã vạch ra trong bài thơ,… Trong khi ấy, thơ Quảng vẫn tiếp tục một số khuynh hướng chung trong truyền thống: coi trọng yếu tố tự sự trong thơ; sử dụng nhiều “điển cố” mới sáo mòn, dòng thơ 7 chữ, 8 chữ, 5 chữ, hay 6-8 đều đặn trên bài thơ vẫn thống lĩnh trong thơ, tứ thơ vẫn khởi lên tại một điểm nhấn ngôn từ trên bài thơ, bài thơ luôn triển khai ngôn từ để đạt tới một chủ đề, một nội dung cụ thể nào đó. Thơ vì thế bị “bắt chết” vào một ý niệm định trước của nhà thơ; bài thơ vì thế là một sinh thể “đóng khung” giới hạn thẩm mỹ của người đọc. Cả vùng đất thơ, cả nền thơ vì thế chỉ có câu thơ hay (theo thẩm mỹ truyền thống), khổ thơ hay, mà ít có bài thơ hay,… Còn tác giả thơ hay thì dường như trống vắng ?!

Read Full Post »