Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Đại học Tôn Đức Thắng’ Category


Để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối học kỳ I (năm học 2016 – 2017), các bạn sinh viên Khoa Ngoại ngữ – Trường Đại học Tôn Đức Thắng chú ý tập trung vào các nội dung ôn tập trọng tâm sau đây. Lưu ý khi trả lời, bài viết phải được trình bày dưới dạng như một bài khoa học nhỏ, với cấu trúc Mở bài – Thân bài – Kết bài. Bài viết tránh tối đa việc trình bày chỉ gạch đầu dòng các ý chính mà không giải thích, hoặc không cho ví dụ để làm rõ luận điểm trong bài viết.

Nếu cần các thông tin liên quan thêm, các bạn có thể gửi mail về địa chỉ email: lequangduc@gmail.com. Chúc các bạn có một kỳ kiểm tra tốt !

  1. Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về đơn vị cấu tạo từ.
  2. Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về phương thức cấu tạo từ.
  3. Hãy nêu đặc điểm của cụm từ cố định ?
  4. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nghĩa của từ và các thành phần nghĩa của từ.
  5. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về cơ cấu nghĩa của từ.
  6. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về từ đồng âm.
  7. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về từ đồng nghĩa.
  8. Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về phạm trù ngôi.
  9. Thực hành: Phân tích cơ cấu nghĩa của từ ở một mục từ cụ thể trong Từ điển tiếng Việt, hoặc tiếng Anh.
  10. Thực hành: Phân tích quan hệ ngữ pháp (trong các mẫu câu cụ thể của tiếng Việt, và của tiếng Anh)

introductiontolinguistics

ĐỀ CƯƠNG

 1. Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về đơn vị cấu tạo từ.

            Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Định nghĩa: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.

– Đơn vị cấu tạo từ: Hình vị.

– Các loại hình vị: Hình vị tự do, Hình vị hạn chế.

 2. Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về phương thức cấu tạo từ.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Định nghĩa: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.

            – Các phương thức cấu tạo từ:

+ phương thức từ hóa hình vị

+ phương thức tổ hợp: phụ tố (phụ gia); ghép

+ phương thức láy

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu cụm từ cố định.

3. Hãy nêu đặc điểm của cụm từ cố định.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Khái niệm cụm từ cố định: là một đơn vị ngôn ngữ do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

– Đặc điểm của cụm từ cố định:

+ Đặc điểm tương đương với từ: có tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ; tương đương về chức năng định danh, và chức năng tham gia tạo câu.

+ Cách xây dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn như nhau.

– So sánh cụm từ cố định với các đơn vị khác:

* So sánh với từ ghép:

+ Giống nhau: cùng có hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định; cùng có tính thành ngữ; cùng là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ,…

+ Khác nhau:

Nội dung so sánh Cụm từ cố định Từ ghép
Thành tố cấu tạo Từ Hình vị
Ý nghĩa – tổ chức nghĩa của cụm từ

– mang tính hình tượng; nghĩa của từng thành tố cấu tạo khác với nghĩa đích thực của toàn cụm từ

nghĩa định danh (trực tiếp hoặc gián tiếp)

* So sánh với cụm từ tự do:

+ Giống nhau: kết cấu cụm từ được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ; có hình thức ngữ pháp tương ứng vì thế quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo giống nhau.

+ Khác nhau:

Nội dung so sánh Cụm từ cố định  

Cụm từ tự do

Chức năng đơn vị của hệ thống ngôn ngữ; ổn định và tồn tại dưới dạng làm sẵn được đặt ra trong lời nói; không tồn tại dưới dạng một đơn vị làm sẵn; là sự lấp đầy từ vào một mô hình ngữ pháp cho trước
Thành tố cấu tạo số lượng thành tố cấu tạo ổn định, không thay đổi thay đổi tuỳ ý
Ý nghĩa có tính thành ngữ rất cao (một chỉnh thể tương ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó) tính thành ngữ không có

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu cụm từ cố định.

 4. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nghĩa của từ và các thành phần nghĩa của từ.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

Nghĩa của từ: là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó chỉ ra, những cái mà nó làm tín hiệu cho.  Nghĩa của từ tồn tại trong từ, và trong hệ thống ngôn ngữ.

– Các thành phần nghĩa của từ:

+ Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,…) mà từ chỉ ra.

+ Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm) – cái biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức).

+ Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning): Là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói, còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning).

+ Nghĩa cấu trúc (structural meaning): Là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng, bao gồm: quan hệ trên trục đối vị (paradigmatical axis); và quan hệ trên trục ngữ đoạn (syntagmatical axis).

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nghĩa của từ.

 5. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về cơ cấu nghĩa của từ.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Cơ cấu nghĩa của từ

– Nghĩa vị và nghĩ tố trong từ đa nghĩa.

– Phân loại nghĩa trong từ vựng theo 4 tiêu chí: Nguôn gốc; Mối liên hệ giữa từ với đối tượng, và khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện; Mối liên hệ định danh giữa từ với đối tượng; Tính ổn định trong cơ cấu chung nghĩa của từ.

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu cơ cấu nghĩa của từ.

6. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về từ đồng âm.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa (các nghĩa không có quan hệ với nhau).

– Đặc điểm:

– Nguyên nhân có hiện tượng từ đồng âm (trong ngôn ngữ, ngoài ngôn ngữ).

–  Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu từ đồng âm trong ngôn ngữ.

 7. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về từ đồng nghĩa.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

– Đặc điểm:

– Nguyên nhân có hiện tượng từ đồng nghĩa (trong ngôn ngữ, ngoài ngôn ngữ).

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ.

 8. Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về phạm trù ngôi.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Khái niệm phạm trù ngữ pháp

– Đặc điểm phạm trù ngôi (các ngôi trong ngôn ngữ học).

– Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu phạm trù ngôi trong ngôn ngữ học.

9. Thực hành: Phân tích cơ cấu nghĩa của từ ở một mục từ cụ thể trong Từ điển tiếng Việt, hoặc tiếng Anh.

Hướng dẫn thực hành: Dựa trên các khái niệm lý thuyết, các bạn xác định và chỉ ra các quan hệ đa nghĩa, quan hệ đồng âm; nghĩa vị và nghĩa tố, các loại nghĩa gốc và nghĩa phái sinh trong các mục từ đã cho.

10. Thực hành: Phân tích quan hệ ngữ pháp (trong các mẫu câu cụ thể của tiếng Việt, và của tiếng Anh)

Hướng dẫn thực hành: Dựa trên sự hiểu biết về các khái niệm liên quan đến quan hệ ngữ pháp, các bạn vẽ sơ đồ ngữ pháp và qua đó chỉ ra các thành tố, các quan hệ ngữ pháp cũng như chức năng của các thành tố đó trong câu đã cho.

images

Read Full Post »


Kỳ thi kiểm tra cuối kỳ ở bộ môn Cơ sở ngôn ngữ học sẽ tập trung và các nội dung cơ bản sau:

  1. Đơn vị cấu tạo từ
  2. Phương thức cấu tạo từ
  3. Ngữ cố định (Cụm từ cố định)
  4. Nghĩa của từ
  5. Quan hệ đồng âm
  6. Quan hệ đồng nghĩa
  7. Phạm trù ngữ pháp
  8. Quan hệ ngữ pháp
  9. Thực hành: Phân tích cơ cấu nghĩa của từ ở một mục từ cụ thể trong Từ điển tiếng Việt, hoặc tiếng Anh.
  10. Thực hành: Phân tích quan hệ ngữ pháp (trong các mẫu câu cụ thể của tiếng Việt, và của tiếng Anh)

Do yêu cầu của Phòng khảo thí, nên đề thi sẽ gồm 3 câu hỏi, trả lời trong thời lượng 60 phút. Vì vậy, các bạn nên kiểm soát kỹ dung lượng bài viết phù hợp với thời gian. Các bạn chú ý trả lời thẳng vào trọng tâm vấn đề, nêu gọn nội dung cơ bản và có một ví dụ minh họa (cho mỗi vấn đề). Nếu không như vậy, các bạn sẽ không thực hiện được hết nội dung yêu cầu của đề thi.

Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới !

LÊ QUANG ĐỨC

(lequangduc@gmail.com)

tai-xuong

Read Full Post »


Vì Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức các hoạt động trong ngày lễ 20/11 nên buổi học bù môn Cơ sở ngôn ngữ học của hai nhóm lớp khoa Ngoại ngữ vào chiều mai thứ Bảy (19/11) tạm hoãn lại. Thầy sẽ bù vào chiều thứ 7 (26/11) với phòng học cụ thể sẽ thông báo trên facebook và weblog sau.

Đây là trường hợp bất khả kháng ngoài ý muốn, Thầy thành thật xin lỗi các bạn !

Để tránh việc đi lại mất thì giờ của các bạn, nhận được thông tin này, Thầy rất mong các bạn chuyển tiếp thông tin đến các bạn cùng nhóm lớp giúp Thầy. Thầy cảm ơn rất nhiều !

tai-xuong

Read Full Post »


Theo như kế hoạch, chiều thứ 2 (14/11) nhóm 4 môn Cơ sở văn hoá Việt Nam tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ học bù 2 ca 3 & 4 tại Phòng C307.

Rất mong các bạn đến lớp đông đủ và đúng giờ !

Bạn nào nhận được thông tin này, xin bạn chuyển đến các bạn trong nhóm lớp giúp Thầy. Thầy cảm ơn nhiều.

images-2

Read Full Post »


Theo như kế hoạch, chiều mai thứ 7 (12/11), hai nhóm lớp môn Cơ sở ngôn ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ học bù với các phòng học như sau: Phòng B503 (Nhóm 1, Ca 3), Phòng B504 (Nhóm 2, Ca 4).

Rất mong các bạn đến lớp đông đủ và đúng giờ !

Bạn nào nhận được thông tin này, xin bạn chuyển đến các bạn trong nhóm lớp giúp Thầy. Thầy cảm ơn nhiều.

tải xuống.png

Read Full Post »


Những nội dung liên quan đến bài thi giữa kỳ môn Cơ ở văn hóa Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) như sau:

1) Nội dung:

+ Các khái niệm Văn hóa, Văn vật, Văn hiến và Văn minh;

+ Đặc trưng và chức năng văn hóa;

+ Hai loại hình văn hóa;

+ Tiến trình văn hóa Việt Nam

+ Các nội dung cơ bản của triết lý âm dương;

+ Các đơn vị, tổ chức ở nông thôn Việt Nam trong truyền thống

+ Hai đặc trưng của tổ chức nông thôn Việt Nam trong truyền thống: tính cộng đồng, tính tự trị

2) Hình thức:

+ Đề thi tư luận;

+ Đề mở;

+ Đề thi gồm 2 câu;

+ Thời gian làm bài: 45 phút

3) Lưu ý:

+ Bài trả lời cần viết dưới dạng một bài viết khoa học nhỏ, với đầy đủ ba phần Mở bài – Thân bài – Kết bài; tránh hoàn toàn việc gạch đầu dòng các ý chính… Bài viết cần có các ví dụ cụ thể để chứng minh hoặc giải thích khi có thể…

+ Bài viết cần thể hiện rõ cách hiểu độc lập và có những chủ kiến cá nhân về các vấn đề văn hóa đang bàn tới…

Chsuc các bạn ôn tập hiệu quả và có một kỳ thi đạt kết quả cao !

Read Full Post »


1) Thông báo nghỉ học: Do bận việc đột xuất, nay xin thông báo cho hai nhóm lớp 1 và 2 (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) ở 2 ca 1 và 2 môn Cơ sở văn hóa Việt Nam vào sáng thứ 3 ngày mai (ngày 27/10/2016) được nghỉ.
2) Lịch và phòng học bù môn Cơ sở văn hóa Việt Nam cho hai nhóm lớp trên vẫn được thực hiện bình thường ở hai ca như sau:
+ Ca 3 – Thứ 4 (ngày 28/10/2016) sẽ học bù tại Phòng học B301;
+ Ca 4 – Thứ 4 (ngày 28/10/2016) sẽ học bù tại Phòng học B306.
Các bạn cả hai nhóm lớp có thể đi học bù ở một trong hai ca nếu sắp xếp không được thời gian theo đúng ca bù của mình. Rất mong các bạn đến lớp đúng giờ và đầy đủ để học và ôn tập những nội dung thi giữa kỳ.
Thầy xin thông báo đến các bạn sinh viên và mong các bạn khi nhận được thông tin này thì đồng thời chuyển đến cho các bạn cùng Nhóm – Ca với mình để biết và đến lớp đúng giờ, đúng địa chỉ phòng học. Trân trọng cảm ơn các bạn rất nhiều !
3) Các nội dung trọng tâm ôn thi giữa kỳ của bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ được thông tin cụ thể trên weblog: https://tuelang.wordpress.com . Rất mong các bạn theo dõi để biết. Nếu có gì chưa rõ, các bạn có thể gửi mail về địa chỉ: lequangduc@gmail.com .

Read Full Post »


Để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kỳ I (năm học 2016 – 2017), các bạn sinh viên Khoa Ngoại ngữ – Trường Đại học Tôn Đức Thắng chú ý tập trung vào các nội dung ôn tập trọng tâm sau đây. Lưu ý khi trả lời, bài viết phải được trình bày dưới dạng như một bài khoa học nhỏ, với cấu trúc Mở bài – Thân bài – Kết bài. Bài viết tránh tối đa việc trình bày chỉ gạch đầu dòng các ý chính, mà không giải thích hoặc cho ví dụ để làm rõ luận điểm trong bài viết.

Nếu cần các thông tin liên quan thêm, các bạn có thể gửi mail về địa chỉ email: lequangduc@gmail.com. Chúc các bạn có một kỳ kiểm tra tốt !

  1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt ?
  2. Tại sao nói chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là giao tiếp ?
  3. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt ?
  4. Hãy nêu các quan hệ cốt lõi nhất trong hệ thống ngôn ngữ, từ đó cho một ví dụ và chỉ ra các quan hệ trong ví dụ đó.
  5. Hãy nêu đối tượng của ngữ âm học.
  6. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về âm tiết và đặc điểm âm tiết tiếng Việt.
  7. Hãy nêu sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm.
  8. Anh (chị) hãy vẽ Hình thang nguyên âm quốc tế, và giải thích các yếu tố liên quan ở Hình thang trên.
  9. Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về các hiện tượng ngôn điệu ?

ĐỀ CƯƠNG

  1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt ?

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Ba quan điểm trái ngược;

– Bản chất xã hội của ngôn ngữ

+ Không phải là một hiện tượng tự nhiên.

+ Không phải là một hiện tượng sinh vật.

+ Sinh ra, phát triển và tồn tại trong xã hội loài người.

+ Tồn tại như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn, phát triển trong kinh nghiệm, trong lịch sử của cả cộng đồng, ở mỗi cá nhân…

– Là một hiện tượng xã hội đặc biệt

  1. Tại sao nói chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là giao tiếp ?

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Sinh ra, phát triển và tồn tại trong xã hội loài người (gắn liền với con người, ở trong con người, là tài sản xã hội và mỗi người).

– Tồn tại như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn, phát triển trong kinh nghiệm, trong lịch sử cả cộng đồng, lẫn ở mỗi cá nhân…

– Ra đời vì sự đòi hỏi của giao tiếp, trao đổi thông tin (động lực cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người).

– Tàng trữ và lưu hành thông tin một cách hiệu quả và năng động nhất.

– Các phương tiện giao tiếp khác, ký hiệu khác chỉ bổ sung cho ngôn ngữ và luôn được “diễn dịch” lại bằng ngôn ngữ.

  1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt ?

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Tín hiệu và đặc điểm của tín hiệu.

– Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu.

– Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt.

  1. Hãy nêu các quan hệ cốt lõi nhất trong hệ thống ngôn ngữ, từ đó cho một ví dụ và chỉ ra các quan hệ trong ví dụ đó.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Khái niệm hệ thống và cấu trúc trong ngôn ngữ.

– Quan hệ cấp bậc – hierachical relation (tôn ti/bao hàm/cấp hệ)

– Quan hệ ngữ đoạn – syntaxmatical relation (kết hợp)

– Quan hệ liên tưởng – associative relation, paradigmatical relation (hệ hình/đối vị)

– Cho 1 ví dụ và chỉ ra được 3 quan hệ trên trong ví dụ đã cho.

  1. Hãy nêu đối tượng của ngữ âm học.

Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Ngữ âm học (phonetics) là một ngành khoa học nghiên cứu mặt ngữ âm của ngôn ngữ với nhiều nhiệm vụ cụ thể.

– Đối tượng của ngữ âm học: Mặt âm thanh của ngôn ngữ được xem xét ở 3 góc độ:

+ sinh vật học (cấu âm): quá trình phát âm, bộ máy phát âm.

+ vật lí học (âm học): độ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc, tiếng động và tiếng thanh…

+ chức năng xã hội:

  1. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về âm tiết và đặc điểm âm tiết tiếng Việt.

            Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Khái niệm âm tiết (syllable) và đặc điểm âm tiết.

– Phân loại âm tiết: cơ sở phân loại và các loại âm tiết

– Đặc điểm âm tiết tiếng Việt:

+ Có tính độc lập cao.

+ Có khả năng biểu hiện ý nghĩa.

+ Có một cấu trúc chặt chẽ

  1. Hãy nêu sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm.

            Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Âm tố và phân loại âm tố: (2 điểm)

– Sự khác nhau ở 3 phương diện: đặc trưng cấu âm, đặc trưng âm học, đường biểu diễn (3 điểm)

8. Anh (chị) hãy vẽ Hình thang nguyên âm quốc tế, và giải thích các yếu tố liên quan ở Hình thang trên.

Bài viết cần nêu các ý chính sau và nêu được ví dụ cụ thể:

  • Nêu khái niệm âm tố và sự phân loại âm tố.
  • Giải thích nội dung biểu thị ở các cạnh ngoài và trong Hình thang
  • Giải thích vị trí một số ký hiệu phiên âm nguyên âm trên Hình thang.
  • Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu Hình thang nguyên âm quốc tế.

 9. Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về các hiện tượng ngôn điệu ?

            Bài viết cần nêu các ý chính sau:

– Hiện tượng ngôn điệu ?

– Các hiện tượng ngôn điệu:

+ Ngữ điệu (intonation)  và đặc điểm của ngữ điệu

+ Trọng âm (accent) và đặc điểm của trọng âm

+ Thanh điệu (tones) và đặc điểm của thanh điệu

– Nhân xét chung về các hiện tượng ngôn điệu.

– Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiên tượng ngôn điệu.

Read Full Post »


Năm 2010, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi và anh Dương Đăng Cao, một chuyên gia về du lịch đã đến Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn – Trường Đại học Tôn Đức Thắng để làm việc. Tại một căn phòng nhỏ bề bộn, tôi được thầy Phó Hiệu trưởng Thái Hữu Tuấn và Trưởng ngành Việt Nam học Nguyễn Hiếu Tín tiếp đón và bàn bạc công việc. Cuộc trao đổi diễn ra tự nhiên, thân tình và thẳng thắn về những câu chuyện xoay quanh nguồn nhân lực du lịch và cách thức đào tạo,… Hồi ấy, Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL khu vực phía Nam tổ chức một chương trình du lịch học tập tại Cambodia cho sinh viên ngành du lịch, văn hóa đang học tập tại TP.HCM và các tỉnh thành miền Nam. Sau đó chúng tôi đã đưa một Đoàn trên 350 sinh viên đi tham quan học tập tại Phnom Penh và Siam Reap. Do chật vật về thời gian biểu học tập và sự đồng thuận của các cấp quản lý, Trường Đại học Tôn Đức Thắng chỉ tham gia một ít sinh viên theo cách thức tự do. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện ngắn ngủi và gấp gáp ấy đã giúp tôi nhận ra một số vấn đề mà ở khía cạnh quản lý ngành chúng tôi chưa thấy.

Ảnh

Điều ấn tượng nhất đã động viên chúng tôi khi làm chương trình lần đầu tiên này là sự đồng tình sâu sắc của thầy Tuấn, thầy Tín về việc cần thiết để sinh viên tiếp cận với thực tế đời sống càng nhiều càng tốt. Tôi nhớ TS. Thái Hữu Tuấn phản tỉnh rất rõ: “Bọn tui đào tạo vẫn còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, vì vậy việc cho, thậm chí bắt buộc sinh viên va chạm sát hơn, mạnh mẽ hơn với đời sống của Ngành du lịch bên ngoài là hết sức bức thiết,…”. Tôi biết để hướng theo mục tiêu như vậy thì cần phải chuyển động cả guồng máy đào tạo, và việc này sẽ rất khó trôi chảy,… Mặc dù, Khoa và Trường không tham gia sâu vào chương trình tham quan học tập Cambodia do Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP.HCM tổ chức, nhưng những ưu tư, những chia sẻ trong cuộc trao đổi của thầy Tuấn, thầy Tín hồi ấy đã làm chúng tôi thấy rõ hơn thực tế và được khuyến khích rất nhiều khi triển khai những công việc của mình cho sinh viên tại miền Nam.

Với tôi, đấy còn là một cơ duyên để được tham gia giảng dạy như là một giảng viên thỉnh giảng tại Trường. Từ sau buổi làm việc ấy, thầy Nguyễn Hiếu Tín đến cơ quan chúng tôi và điện thoại trao đổi công việc liên quan về ngành du lịch, văn hóa. Sự kết giao về công việc quản lý dần đã chuyển thành quan hệ giảng dạy và giúp tôi tiếp cận và tham gia vào công việc của Khoa theo cách của mình. Tôi thấy mình luôn đứng bên cạnh Khoa trong công việc, trong mục tiêu đào tạo hết sức rõ ràng của lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng,…

Đến bây giờ sau nhiều năm làm việc ở TP.HCM, tôi vẫn xem đó là một lương duyên trong đời mình, một cơ hội để mình có thể chia sẻ tri thức và kinh nghiệm thực tiễn cho những đồng nghiệp tương lai. Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vì thế đã như là một cơ quan thứ hai của mình,… Cho nên đôi khi bị nhận thù lao trễ và thấp, thi thoảng tìm phòng dạy bù khó khăn, đôi khi bị cả giám thị nhắc nhở về chuyện thầy quên đeo cà-vạt hay đi trễ, nghỉ sớm, tôi vẫn cảm thấy vui vẻ tham gia giảng dạy, làm việc cùng với Khoa và nhà trường. Vì điều tôi nhận thức rất rõ là Trường đang tiến những bước dài vượt bậc trên nhiều phương diện, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ giảng dạy, từ cách thức quản lý đến chăm lo giáo dục nề nếp, đạo đức, thể chất, lối sống,… cho sinh viên. Tất cả đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội, một mục tiêu mà tất cả chúng ta ai cũng có nhiều ưu tư, trăn trở,… Tôi đã đến và làm việc với Khoa, với Trường bằng tất cả sức lực và niềm vui là chính vì sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” trong mục tiêu chung ấy.

Ảnh

Tôi không biết các đồng nghiệp của mình có cảm xúc gì khi bước dọc theo những hành lang để vào giảng đường. Riêng tôi, người luôn coi trọng những cảm giác hiện thể mà mình có trong từng giây phút một thì những lúc ấy có một ý nghĩa đặc biệt với tâm giới của mình. Trên những hành lang thoáng rộng, sach sẽ, đồng hành cùng những sinh viên nề nếp, chăm chỉ, hiếu tri, lòng tôi luôn có cảm gác hạnh phúc khi mình đang tồn tại trong một thế giới tri thức và đầy niềm tin về tương lai. Bởi vậy, mỗi khi rời công sở để chạy tới Khoa, tới Trường để dạy hay để làm việc gì đấy, lòng tôi có một niềm vui nào đó, có lẽ đó là niềm vui khi cảm thấy mình có ý nghĩa nào đó trong guồng quay đào tạo của nhà trường.

Trong những giờ giải lao giữa tiết, tôi thường ra hành lang bên ngoài để hít những ngọn gió kênh rạch phương Nam và phóng tầm nhìn ra xa để cảm thấy hết cái bề thế, hoành tráng, cái dáng đứng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng giữa trung tâm Quận 7 này. Giữa vùng đất phía đông nam sông Sài Gòn đang từng ngày phát triển, ngôi trường như một điểm nhấn đẹp và giàu ý nghĩa. Giữa những nét uốn lượn của đất đai, kênh rạch, giữa những ngược xuôi dòng người trên những đại lộ, trong tiếng đóng cọc xập xình xây phòng học và ký túc xá, xây hồ bơi và sân vận động, và cả đôi khi trong tĩnh lặng thiêng liêng trước tượng bác Tôn Đức Thắng, tôi mơ hồ nghe thấy tiếng của sự bắt đầu, thứ âm thanh bắt đầu một ngày mới ấy càng ngày càng rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn,… Và mỗi khi làm việc hay dạy học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, tôi có những hứng khởi lớn lao như vậy trong lòng, một niềm vui tự tâm vì mình đã đồng hành cho một bắt đầu tốt đẹp như vậy,…

Saigon, tháng 01 năm 2013

lequangduc@gmail.com

(Đã in trong đặc san Kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa KHXH&NV – Trường Tôn Đức Thắng (1997 – 2012)

Read Full Post »