Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Tư, 2010


Ông Ngoại có một dấu ấn rất đặc biệt với tôi ! Tối rằm tháng 3 hôm qua, bỗng nhiên tôi cứ nhớ, và dường như thấy bóng ông Ngoại về ngồi coi tivi giữa đêm với tôi.

Cuộc đời ông Ngoại trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, nhưng bao giờ ông cũng giữ cho mình sự vô ưu, thiệt thà rất đáng kính nể.

Ông Ngoại tại vườn nhà, một năm trước khi mất

Read Full Post »


Ngày 03/11/2008 Cơ quan đại diện phân công đi cùng Đoàn công tác của Bộ VHTTDL đến các tỉnh Tây Nam Bộ để khảo sát, nghiên cứu về đội ngũ trí thức Ngành. Đoàn công tác có Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, TS. Nguyễn Văn Lưu – Vụ phó Vụ Đào tạo, PGS.TS Nguyễn Chí Bền – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật,…

Đây là lần đầu tiên, tôi về Sóc Trăng, và cũng lần đầu tiên được đến thăm chùa Dơi nổi tiếng. Chùa đang xây dựng. phục tráng lại chánh điện vừa bị cháy năm trước đó.

Chụp ảnh lưu niệm với các sư thầy chùa Dơi và Đoàn công tác

Ao chùa sau vườn vẫn còn nhưng rất bẩn. Dơi còn ở vườn sau, nhưng nghe nói đã hao hụt đi rất nhiều. Khung cảnh có vẻ xơ xác quá !

LÊ QUANG ĐỨC

(lequangduc@gmail.com)

Read Full Post »


Ngồi tại phòng họp của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

Ngày 18/10/2008, tôi cùng anh Lê Văn Hùng, Vụ phó Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM tháp tùng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đếm thăm và làm việc với Trường Đại học Văn hóa TP.HCM.

Đây là chuyến đi có rất nhiều điều vui từ các đồng nghiệp dạy học tại Đại học Văn hóa như: Hiệu trưởng Trần Văn Ánh, Hiệu phó Nguyễn Thành Chinh, Trưởng Khoa Văn hóa-Du lịch Châu Anh Khoa, TS. Mai Mỹ Duyên,…

Trưa về ăn cơm tại Khu du lịch Văn Thánh (Bình Thạnh, TP.HCM).

LÊ QUANG ĐỨC

(lequangduc@gmail.com)

Read Full Post »

Đỉnh nhớ


Chiều mơ lên đỉnh non chơi
Tàn trăng cháy đỏ một trời nhớ nhung
Mắt ai ngày ấy khẽ rung
Mộng cơn mưa khát qua từng sóng đêm
Vầng trăng bạc vẫn chưa lên
Ta về chờ đợi chết bên thông già
Rừng xanh ru khúc du ca
Cánh yêu bay vút ngân hà mắt đen
Từ trên đỉnh nhớ ngày trăng
Hoa quỳ vàng vẫn nở giăng lối trới
Ngựa hồng mòn vó người ơi,
Cúi tình lạy khắp rừng Đời ta đi…

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

(Đã đăng trên tạp chí Sông Hương)

Read Full Post »

Hát ru


Mẹ ngồi ngát bóng thân cây
Con đường xa sóng sánh đầy lời ru
À ơi, cơn gió mùa thu
Bóng đời che chở tít mù tháng năm
À ơi, đây chỗ con nằm
Một thời dông bão tím bầm giấc mơ
À ơi, ru những câu thơ
Một đời mẹ đã mong chờ lửa thiêng
Ngủ đi, mẹ với niềm riêng
Xòe tay bấm đốt ưu phiền bóng mây…
Ru con suốt một ngày dài,
Ru mình mẹ hát giọng ngây ngất tình !

Điện Bàn, 1990

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com


Read Full Post »

Con người


                    (Vè)

Ta đội lên đầu
chiếc vòng tang hoa
bước qua cõi Nhớ
trở về xứ Yêu…

Nắng sớm mưa chiều
khuya trời mộng mị
rủ rỉ câu thơ
bàn chân dang dở
vẹt mòn lá cỏ

Mặt trời máu đỏ
xoay tròn đáy sông

Đi vòng vành giếng
đi tìm con bống

– Bống ơi, bống ơi !

Cắm cọc chân trời
cầu ao phơi áo
bến nước không còn
nỗi buồn vô cớ
ngẩn ngơ sinh tồn

Người đi qua chợ
ở đợ xứ Trần
ái ân xứ Mộng

Nhộng theo rượu gạo
bò qua lỗ hang

Âm binh ngáng đường
gặp thằng đỏ mặt

– Đỏ mặt, đỏ mặt !

– Đỏ đâu, đỏ đâu ?
chẳng qua u sầu
vì kia mộng quá,
vì ta tá hỏa
tá họa tam tinh
đủ thứ ân tình

Yêu tinh ngồi khóc
tiếng nhạc xe rác

– Đến rồi, đến rồi
– Đi thôi, đi thôi… !

Ta đội lên đầu
một vòng tang hoa
bước qua cõi Nhớ
trở về xứ Yêu…

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com


Read Full Post »


Du lịch tâm linh ?

Bạn đã bao giờ nghe nói đến du lịch tâm linh chưa ? Ở Việt Nam trong vài năm gần đây, người ta đã chú ý đến du lịch tín ngưỡng. Thế nhưng nhiều người dường như vẫn còn nhầm lẫn hai loại hình du lịch gần giống nhau về mặt hình thức này.

Du lịch tín ngưỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng.

Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ. Thái Lan, Myanmar. Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn du khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời.

Thế nhưng việc đến các thánh tích tôn giáo của du khách trong loại hình du lịch tâm linh không chỉ đơn giản là vãn cảnh, hay tìm hiểu một nền văn hóa khác. Với họ, các thánh tích, Phật tích là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thông điệp tuyệt vời, chứa đựng minh triết giác ngộ, sự hòa hợp giữa con người với thế giới, nơi mà qua khoá tu thiền tại chỗ, họ có thể giải mã ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn của kiếp nghiệp chính mình,…

Cựu Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam phân biệt rạch ròi rằng: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết…”. Bởi vậy mà có tăng sư từng đề nghị đổi “du lịch tâm linh” thành “du lịch chánh pháp”, vì theo đại sư khái niệm “pháp” chỉ cho thực tại, trong khi khái niệm “tâm linh” đã hàm ý nhị nguyên. Du lịch chánh pháp có nghĩa là cuộc hành trình với chánh pháp, đồng hành với chánh pháp. Du khách thông thường chỉ đi trên con đường (walk on a path) trong khi du khách trong du lịch tâm linh thì thực hành con đường (walk a path).

Du lịch tâm linh đến các Phật tích sẽ giúp con người tháo gỡ được các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tinh thần con người trong xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Làm trổi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh chính là mục tiêu của các tour du lịch tâm linh.

Điều lý thú của du lịch tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour đều như nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội,… Du lịch tâm linh vì vậy có thể giúp mỗi người gỡ bỏ vai diễn kẻ lạ mặt (l’étranger – chữ của Albert Camus) trong đời để sống hòa hợp tự nhiên như tất cả chúng sinh trên mặt đất.

Ngài Dalai Lama đã từng có tâm sự: “Cơ hội tham quan các điểm hành hương của các truyền thống tôn giáo khác đã giúp tôi nhận chân rằng du lịch tâm linh đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi lớn sự hiểu biết và thiết lập sự hoà hợp liên tôn. Tôi tin tưởng rằng chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng các tôn giáo lớn trên thế giới sẽ liên kết tiềm năng con người lại, nhằm phục vụ nhân loại và cứu sống hành tinh chúng ta một cách tốt đẹp hơn. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta cùng nỗ lực giảm thiểu tối đa các xung đột dưới danh nghĩa tôn giáo”.

Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Cho nên sự phát triển của du lịch tâm linh trong tương lai không xa là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với quốc gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.

Chương trình tour du lịch tâm linh vì thế gần như sinh hoạt của các khóa tu với giờ giấc cụ thể, với các chương trình: Ngồi yên và tụng kinh; Pháp đàm; Thiền trà; Dự lễ xuất gia; Trò chơi dân gian; Tham vấn; Đi thiền; Pháp thoại; Thiền ca; Thiền buông thư,…

Và bạn cũng chú ý điều này, phần lớn các thánh tích nằm ở những vùng núi cao, hẻo lánh với khí hậu thường khác biệt với duyên hải, phố phường, vì vậy trong những tour cụ thể, công ty du lịch thường yêu cầu du khách chuẩn bị túi ngủ, chăn mền, áo ấm, khăn quàng cổ, nón, đèn pin, áo quần và vật dụng cá nhân. Đôi khi để tham gia các lễ hội vui xuân, tôn giáo, du khách còn được người thiết kế tour đề nghị mang theo trang phục truyền thống như áo dài, khăn đóng, áo tứ thân… Du khách nếu có sức khỏe tốt, có yêu cầu cắm trại ngoài trời, công ty sẽ chuẩn bị lều trại và các vật dụng liên quan khác. Đặc biệt ở tour du lịch tâm linh, rõ ràng du khách không được hút thuốc, hay uống rượu, không mang theo các trò chơi điện tử, đồ dùng quý giá, thức ăn mặn…

Như vậy đấy là du lịch tâm linh. Bạn đã chuẩn bị tinh thần cho một chuyến du lịch như vậy chưa, một chuyến du lịch đi xa mà lại trở về chính mình ?

Bài học từ Ấn Độ

Ấn Độ được mệnh danh là đất nước của tôn giáo và triết học. Quốc gia này là nơi khởi nguyên của các tôn giáo lớn trên thế giới trong đó nổi bật là Phật giáo, bởi vậy rải rác khắp đất nước này là hàng ngàn Phật tích, danh thắng liên quan đên Phật giáo. Với hơn một tỷ tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới, Ấn Độ đương nhiên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho du lịch tâm linh. Hiểu rõ điều này nên từ rất sớm chính phủ Ấn Độ đã chú ý xây dựng chính sách liên kết du lịch Ấn Độ với tâm linh Phật giáo.

Để các Phật tích thu hút du khách, chính phủ Ấn Độ thiết lập các đường bay mới từ các thủ đô của các bang quan trọng đến thẳng các thánh địa Phật giáo, thêm các chuyến xe lửa độc lập dành cho du khách hành hương đến đất Phật. Trong vùng phụ cận các thánh tích, họ cho xây dựng nhiều khách sạn đủ loại và các căn hộ cho thuê để du khách có thể lưu trú nhiều ngày tại đây. Các nhà hàng cũng đã có nhiều loại thực phẩm châu Á để giúp cho du khách chưa quen với hương vị thực phẩm Ấn Độ có thể ăn uống được dễ dàng. Hoàn thiện hơn, họ còn thiết lập các điểm dịch vụ y tế, đáp ứng kịp thời và đảm bảo sức khoẻ cho du khách.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đầu tư phát triển công nghệ du lịch, nhưng không cho các yếu tố thương mại hóa chi phối du lịch tâm linh. Nói khác đi, một mặt chính phủ tạo phương tiện đầy đủ và tiện nghi cho các du khách như nâng cấp đường xá, thiết lập thêm các phương tiện giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng và các sân ga, đặc biệt là những khu phụ cận các Phật tích, nhưng mặt khác khuyến khích và tạo điều kiện cho các giáo hội Phật giáo trên khắp thế giới mở các khoá tu thiền trong khuôn viên của các Phật tích, giúp cho du khách thanh lọc thân tâm trong những ngày ở trên đất Phật.

Chẳng hạn, Tháp Bồ Đề Đạo Tràng là một trong số 84.000 công trình chùa tháp và các cấu trúc Phật giáo được đại đế A-dục kiến lập vào khoảng 218 năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn tại đất nước Ấn Độ. Toàn bộ quần thể Bồ Đề Đạo Tràng được chính quyền bao bọc bởi một hàng rào với kiến trúc Phật giáo thời kỳ Gupta, vừa đảm bảo được an ninh trong khuôn viên, đồng thời đảm bảo được tính tương thích của hai giai đoạn kiến trúc xưa và nay. Để biến Bồ Đề Đạo Tràng thành thánh địa linh thiêng nhất của Phật giáo, chính phủ Ấn Độ chọn ngày Rằm tháng 4, ngày Phật đản sinh làm ngày hành hương Phật giáo. Lễ hội hành hương về Bồ Đề Đạo Tràng được truyền hình và đưa tin trực tiếp trên khắp thế giới.

Việt Nam đã chuẩn bị gì cho loại hình du lịch này ?

Việt Nam là một quốc gia rất giàu có các thánh tích: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hương (Hà Tây), Yên Tử (Quảng Ninh), Luy Lâu (Bắc Ninh), Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh), Trà Kiệu (Quảng Nam), La Vang (Quảng Trị), Phát Diệm (Ninh Bình),… Thế nhưng, du lịch Việt Nam cũng chỉ mới để ý đến du lịch tín ngưỡng, một loại hình du lịch nhìn ngắm, thăm viếng.

Các thánh tích ngày càng được chú ý đầu tư nâng cấp, cải tạo, tu sửa khang trang, bề thế hơn, nhưng lại ít quan tâm đến phương diện chuẩn bị các điều kiện cho du khách theo loại hình du lịch tâm linh như: nơi ở, thiền thất, thánh thất, các trang bị sinh hoạt khóa tu, nhu yếu phẩm, đặc biệt là con người. Chẳng hạn, núi chùa Bái Đính nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 12km, cách cố đô Hoa Lư 5 km được xem là khu du lịch tâm linh mới của Việt Nam. Điện Tam Thế có tượng Tam Thế đúc bằng đồng, nặng tới 50 tấn; Điện Pháp Chủ với tượng Thích Ca Mầu Ni nặng 100 tấn; hai quả chuông đồng nặng 36 tấn và 27 tấn đồng, cổng Tam quan, hồ Phóng sinh… Xung quanh hai bên lối đi là 500 tượng La Hán bằng đá Ninh Vân – Ninh Bình. Ngoài ra, núi Bái Đính cũng là nơi đặt khu tháp mộ sư, bảo tháp 14 tầng, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, khu thờ Mẫu… Khách có thể nghỉ ngơi trong công viên yên tĩnh nơi trồng nhiều cây dược liệu, cây quý hiếm hoặc dạo thuyền vào thăm khu hang động Tràng An cách chùa không xa, nơi có tới 50 hang động dưới lòng núi đá vôi đã phát lộ. Khu du lịch này rộng 510ha, được xây dựng với nhiều hạng mục lớn, nhưng gần như chỉ chú ý cho du khách vãn cảnh.

Là một trong 3 thiền viện tầm cỡ lớn nhất của Việt Nam, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Thiền viện có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha là một công trình mang tầm cỡ quốc gia đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành cuối năm 2005, nhưng hàng ngàn phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về “cội nguồn Phật giáo Việt Nam” này cũng chỉ để thắp hương khấn phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp rừng núi Tây Thiên hơn là tìm lại chính mình.

Ở phía Nam, du khách có thể đến Thiền Viện Bát Nhã tại huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đây là nơi thu hút đông khách đến để tu học, gỡ bỏ mọi gánh nặng cuộc sống để tìm về sự bình thản của tâm hồn. Thiền viện tọa lạc giữa mênh mông rừng thông và trà như một đóa sen tinh khiết giữa cao nguyên. Đến đây, trên từng bước đi, trong lòng hướng Phật, thân tâm đắm mình trong thiền lặng giữa một không gian bát ngát thiền ân, du khách sẽ cảm thấy cảnh vật thanh tịnh lạ lùng, chỉ nghe tiếng suối róc rách, thông reo và tiếng chuông thiền ngân nga, vang vọng, lúc ấy bạn sẽ như nghe được tiếng nói nội tâm của chính mình. Đây là một địa chỉ có thể triển khai được du lịch tâm linh.

Nhưng trên bản đồ du lịch, trên các kênh quảng bá, xúc tiến, người ta vẫn chưa thấy nói đến những nơi này như là điểm đến của loại hình du lịch tâm linh. Vì vậy có lẽ đến giờ ở Việt Nam, du lịch tâm linh vẫn còn là một loại hình du lịch của tương lai ?

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Đã đăng trên nguyệt san Văn hóa Phật giáo

Read Full Post »

Điều mong ước


Ngoại với thắp ngọn đèn hạt đỗ
Héo hon cháy đỏ suốt cuộc đời
Điều mong ước cuối cùng thơ tôi
Là ánh lửa ngọn đèn hạt đỗ…

Huế, năm 1986

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

 

Read Full Post »


Kỳ 1: SALE OFF DU LỊCH CẤP QUỐC GIA ?

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến ngành du lịch Việt Nam lao đao hơn bao giờ hết. Ông Tào Văn Nghệ, Tổng Giám đốc Khách sạn Majectic cho biết hiện tại công suất phòng tại TP.HCM chỉ còn khoảng dưới 50%, công việc kinh doanh ngành khách sạn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khách sạn đã phải cho nhân viên nghỉ việc không lương vì thiếu việc làm. Tại Đà Lạt, lượng khách du xuân đã giảm gần 30% so với cùng kỳ, trong đó lượng khách nước ngoài giảm gần 10%. Hai tháng đầu năm 2009, lượng khách nước ngoài huỷ tour đến Việt Nam tăng cao bất thường so với mọi năm… Tại Đà Nẵng 30% khách châu Âu đã huỷ tour, huỷ phòng khách sạn đã đặt từ năm 2008. Tại Quảng Nam, tình trạng hủy tour từ 20-30%, có doanh nghiệp bị hủy tour đến 50% trong quý I/2009.

Những con số dồn dập đưa ra. Tất thảy từ nhà quản lý ngành du lịch đến các doanh nghiệp đều sốt ruột. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ngược xuôi ba miền. Trong nửa đầu tháng 2, tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liền 03 hội nghị: Thực trạng kinh doanh khách sạn và các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường thu hút khách; Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Ngành Du lịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM; Hội nghị triển khai một số giải pháp phát triển du lịch TP.HCM năm 2009.

Thế nhưng trong khi bóng ma khủng hoảng đang lang thang ngoài cửa thì tại các hội nghi, các diễn giả vẫn còn giơ tay với bài quyết tâm khắc phục, đôi khi ê a những nguyên nhân khó khăn của ngành mà thiếu hẳn những biện pháp cụ thể khả thi để cứu chữa. Các giải pháp vẫn còn hành trình trên nhiều lối rẽ khác nhau mà chưa dẫn đến đại lộ hiệu quả…

Giảm giá quy mô có phải là sale off du lịch ?

Châu Âu, thị trường du lịch chính của Việt Nam trong mùa du lịch hè 2008 đã kết thúc không khả quan, vì người dân trong làn sóng “khủng hoảng” đã  buộc phải thắt chặt chi tiêu, chỉ đi nghỉ tại những thành phố chào giá tour rẻ nhất ở Ba Lan, Czech, Bulgaria,… Thị trường chính thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc cũng lao đao với sự cố melamine. Còn thị trường Mỹ cũng giảm do khủng hoảng tài chính. Tình trạng mất an ninh nghiêm trọng tại Ấn Độ, Pakixtan, nhất là Thái Lan khiến các cửa ngõ quá cảnh như Băng Cốc trở thành điểm quan ngại của khách khi đi du lịch…

Ngoại trừ những yếu tố khách quan, có thể thấy một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế còn là do yếu tố giá tour quá cao, thiếu tính cạnh tranh. Trong năm 2008, giá tour đến Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ tăng 5-10% còn tour đến Việt Nam tăng 15-30% trong khi chất lượng lại chưa xứng tầm.

Giá phòng, giá tour ở Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, đó là nguyên nhân đầu tiên khó hấp dẫn khách, nhất là ở thời khủng hoảng này. Vì thế công việc đầu tiên là giảm giá các sản phẩm du lịch. Trung ương và các địa phương đều ồ ạt làm, làm theo cách có thể của từng cấp, từng tỉnh-thành. Ngày 21/1, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định giảm 50% thuế VAT đối với các doanh nghiệp lữ hành, vận tải, khách sạn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng đã được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính phủ điều chỉnh chính sách thị thực, thủ tục xuất, nhập cảnh; cho vay vốn ưu đãi và trợ giá phát triển sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến, quảng cáo sản phẩm; phát triển sản phẩm nền, sản phẩm thương mại; định hướng thị trường và xúc tiến du lịch để 5 nhóm giải pháp chính kích cầu có hiệu quả, các doanh nghiệp giảm giá bình quân 30% tất cả các dịch vụ trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo.

Tổng cục Du lịch cố gắng can thiệp để các hãng hàng không tham gia vào chương trình giảm giá với mức giảm có thể đạt tới 50%. Hãng hàng không Việt Nam Airlines là đơn vị áp dụng chính sách giảm giá đầu tiên. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ như vận chuyển, hướng dẫn, mua sắm, ăn uống… cũng phải cam kết giảm giá và Tổng cục Du lịch sẽ kiên quyết có hình thức xử lý nghiêm nếu các đơn vị không thực hiện đúng cam kết.

Đầu tháng 1, chiến dịch Ấn tượng Việt Nam do ngành du lịch đã tung ra 99 tour khuyến mại 30-50% và tiếp tục triển khai rộng hơn cho tới tháng 9. Đây là mức giảm thuộc loại lớn nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. 5 nhóm thị trường Pháp – Tây Âu, Nhật Bản, ASEAN, Australia và New Zealand là đối tượng chính của chương trình giảm giá hướng đến.

Vietravel tung ra chương trình giảm giá đặc biệt “Cảm ơn khách hàng” với các dịch vụ chu đáo và hoàn hảo nhất. Saigontourist công bố gói giảm giá 14 chùm tour du lịch trong nước và nước ngoài với chương trình mang tên IKO Travel (Du lịch Tiết kiệm). Chương trình cung cấp dịch vụ du lịch toàn diện “từ du lịch tiết kiệm đến du lịch cao cấp”; phát triển đồng bộ chiến lược sản phẩm – kinh doanh “cỗ xe tam mã – du lịch tiết kiệm IKO Travel, du lịch truyền thống và du lịch cao cấp Premium Travel” trên cả 3 mảng du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch nước ngoài.

Tại TP.HCM, ngay bước đầu đã có 19 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 12 doanh nghiệp khách sạn từ 3-5 sao tham gia ký kết, và danh sách doanh nghiệp tham gia vẫn tiếp tục mở rộng. Chương trình bắt đầu từ tháng 2 đến 30/9 với mức giảm từ 30-50% giá phòng so với giá phòng của tháng 5/2008.

Vì thế mà giới truyền thông vào cuộc và rầm rộ loan tin như là một chiến dịch sale off của du lịch Việt Nam. Trao đổi với báo chí, ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịcch phải cải chính: “Kích cầu du lịch không có nghĩa là đại hạ giá. Và giảm giá không có nghĩa là bán hàng hạ giá với chất lượng thấp mà phải gọi là khuyến mại”. Theo ông Thắng, đây không phải là chiến dịch “đại hạ giá” của ngành du lịch Việt Nam mà là chỉ đưa ra các mức giá phù hợp với nhiều đối tượng khách hơn.

Kích cầu hiệu quả cần phải có giải pháp đồng bộ

Kích cầu du lịch là tên gọi mà trong những ngày này được nói nhiều trong các cuộc họp và giới truyền thông, nhưng có lẽ vì còn trong lòng địa chấn nên cũng chưa đánh giá được hiệu quả thực sự ra sao ?

Trong giải pháp kích cầu, mỗi nơi vẫn làm một kiểu, chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi… Từ 30/12/2008, Quảng Nam đã công bố các nhóm giải pháp cấp bách, đồng thời đưa 4 tỷ đồng để kích cầu du lịch tỉnh nhà. Ngày 14/2/2009, Đà Nẵng công bố quyết định chi trên 10 tỉ đồng trong kế hoạch kích cầu du lịch năm 2009. Tuy nhiên, công bố này vẫn không đem lại “niềm vui” cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận tải du lịch tại Đà Nẵng. Bởi các giải pháp và kinh phí đều tập trung vào các dự án về cơ sở hạ tầng và hoạt động lễ hội thường niên (!)

Sự không đồng bộ và kiểm soát yếu khiến giá dịch vụ du lịch vẫn còn cao. Các dịch vụ liên quan do người môi giới bên ngoài khi tham gia làm du lịch, hoặc các doanh nghiệp chưa cam kết giảm giá vẫn còn giữ ở mức cao. Ông Nguyễn Quang Thành, PGĐ Sở VHTTDL Thừa Thiên-Huế kể chuyện nhỏ thế này: Đơn vị tổ chức tour thu của khách 10 USD/chuyến xích lô, nhưng chỉ trả cho người đạp xe 5 USD. Ông cay đắng: “Như vậy đã có rất nhiều khâu, doanh nghiệp bị ngồi ăn trên lưng, họ lại trốn thuế thu nhập, làm giá thành cao, và hậu quả toàn ngành du lịch mang tiếng xấu”.

Hạ giá là một yếu tố để thu hút khách, tuy nhiên chưa đủ và có thể có phản ứng ngược nếu không có sự quản lý sâu sát và chặt chẽ từ các cơ quan quản lý. Không kiểm soát vấn đề, chất lượng bữa ăn, phương tiện vận chuyển sẽ đi xuống, các dịch vụ kèm theo cắt bớt khiến chất lượng tour sẽ giảm hẳn. Lúc ấy sẽ rơi ngay vào tình trạng sale off du lịch ?!

Tình trạng này diễn ra khá nhiều. Lâm Đồng trong cố gắng rất lớn đã giảm giá phòng từ 10%-15%. Tuy nhiên, giá dịch vụ ăn uống lại không thể rẻ so với Nha Trang, Phan Thiết. Trái với chủ trương “giá giảm, chất tăng” của ngành du lịch Việt Nam, một số đơn vị du lịch ở Đà Lạt lại làm ngược. Từ ngày 1-1-2009, thắng cảnh Thung lũng tình yêu đã áp dụng giá vé mới tăng từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng (tăng đến 50%) dù không có dự án đầu tư gì mới; giá vé vào cổng KDL thác Prenn từ ngày 3-1-2009 đã từ 10.000 đồng “nhảy” lên 15.000 đồng đối với người lớn và từ 5.000 đồng lên 10.000 đồng (tăng 100%) với trẻ em. Một điều khó hiểu là các quyết định tăng giá vé này lại được UBND tỉnh Lâm Đồng ủng hộ ?!

Còn ở phía Bắc, một số doanh nghiệp vận tải du lịch lại kêu trời vì giá nhiên liệu, thuế trước bạ ôtô… đều cao, khó thể giảm giá vận chuyển được.

Tuy nhiên, du lịch vốn là bài toán của toàn nền kinh tế và của xã hội, nhưng các doanh nghiệp làm du lịch hiện vẫn chưa thật sự kết dính, vẫn còn nhiều bất cập trong liên kết và quảng bá chương trình kích cầu. Tại các hội nghị, các doanh nghiệp đều nhận định rằng, muốn du lịch phát triển hơn, các doanh nghiệp phải hỗ trợ lẫn nhau, cùng bắt tay và nhìn về một hướng.

Bởi vậy mà Thứ trưởng Trần Chiến Thắng mới nói thêm: “Việc kích cầu đối với ngành du lịch hiện nay khó có thể đong đếm ra các khoản tiền mà quan trọng hơn là tìm được cái “bắt tay” giữa các doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương”.

Ông Thắng cũng trần tình: các doanh nghiệp đã hưởng lợi nhiều từ các chính sách của Chính phủ. Vấn đề còn lại là sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp, góp sức cho ngành du lịch phát triển. Vừa rồi, chúng tôi tổ chức một hội chợ quốc tế về du lịch nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia. Đơn cử như việc cung cấp tài liệu, đĩa DVD… để ban tổ chức phát cho khách hàng họ cũng không chuẩn bị. Ở miền Bắc, chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp, mời nhiều công ty lữ hành nhưng giám đốc của họ không đến dự, nếu có đến thì chỉ cử người đại diện đi dự. Thế thì bao giờ mới thống nhất được phương án. Bởi vậy trong một hội nghị, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM đã la lên: “Hiện Hiệp hội du lịch TP.HCM chỉ 95 thành viên, 95 trên 300 đơn vị. Giảm giá sao được, 95 thành viên giảm giá, còn lại thì không, thế thì làm sao được ? Nên tôi đề nghị ngay sau cuộc họp này các doanh nghiệp trong ngành hãy vào ngay Hiệp hội, để bắt tay mà vượt qua khủng hoảng. Nếu lệ phí nhập hội cao thì chỉ cần 1USD thôi, khó khăn gì phải nói rõ, nhưng các doanh nghiệp nên nhanh chóng như vậy đi.”

Sự hối thúc mạnh mẽ đôi khi thiếu tế nhị này thể hiện rất rõ là trong việc phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp, giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa Tổng cục du lịch và các địa phương hãy còn quá nhiều việc để làm…

Kỳ 2: BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CƠ BẢN LÀ CỦA NHÀ NƯỚC ?

Du lịch nội khối

Singapore và Myanmar đưa ra những thống kê về số lượng khách đến trong năm 2008 và khẳng định số khách du lịch đến đất nước họ trong thời gian gần đây chủ yếu là khách nội khối. Ở Singapore, lượng khách Indonesia chiếm 12%, đứng đầu bảng danh sách các nước có khách du lịch đông nhất vì quốc đảo Sư tử đã có chiến lược quảng bá riêng và hợp tác với Indonesia. Bảng thống kê lượng khách du lịch đến Myanmar cũng cho thấy khối các nước châu Á đến nước này chiếm 66,48%.

Tại phiên họp lần thứ 12 vào tháng 1/2009, Bộ trưởng Du lịch các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí năm 2009 sẽ tập trung hợp tác, khai thác thị trường du lịch nội khối ASEAN. Đây được coi là giải pháp đưa du lịch khu vực vượt qua suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.

Tại Việt Nam, trên các diễn đàn, có lẽ do có ít thông tin cập nhật nên vấn đề vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng có nhắc nhở là “chúng ta nên cố gắng chú ý bán kính tầm bay 5 giờ để nghiên cứu thiết kế tour và khai thác”. Năm giờ bay được tính đến như “nội khối” của Việt Nam du lịch thời khủng hoảng là rất khả thi, nhưng câu chuyện vẫn hãy còn nghiên cứu… Thật khó khi chính phủ các bên liên quan trong “nội khối” ấy ngồi lại với nhau liền liền để hợp tác đưa ra những thống nhất cụ thể… Thế có lẽ vẫn còn chờ thôi ?!

Câu chuyện thông tin du lịch

Một trong hai nguyên nhân cơ bản khiến chưa thu hút khách được nói rất nhiều, nhiều không kém hơn chuyện giá cao, chính là công tác quảng bá, xúc tiến yếu kém. Nhưng đấy chỉ là triệu chứng “lâm sàng”. Nguyên nhân thực sự theo chúng tôi là không có đầy đủ những số liệu thông tin chính xác, cập nhật nhất về lượng du khách. Thiếu khảo sát cụ thể nên ngành du lịch Việt Nam vẫn ở tình trạng cảm tính trong việc nghiên cứu – dự báo thị trường, xây dựng sản phẩm, thiết kế tour, cả quy hoạch du lịch,… Chẳng hạn, thông tin từ nghiên cứu Khảo sát dự định Du lịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do VISA và PATA thực hiện, dù khủng hoảng nhưng 1/3 số khách du lịch cho rằng nền kinh tế không ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của họ, các kỳ nghỉ ngắn ngày giá rẻ sẽ là giải pháp du lịch của họ. Bảng khảo sát cho thấy, 36% của hơn 5.554 người được khảo sát không dự định thay đổi  kế hoạch du lịch trong thời gian sắp tới, 64% đang suy tính lại chuyến du lịch khi nền kinh tế không ổn định như hiện nay. Trong số người suy tính lại đó, 57 % cho rằng họ vẫn sẽ đi du lịch nhưng sẽ tìm kiếm các giải pháp rẻ hơn, 38% nói họ sẽ thay thế bằng du lịch nội địa. Chỉ 36% nói sẽ hoãn chuyến du lịch do vấn đề kinh tế không ổn định.

Chỉ qua khảo sát, chúng ta mới biết được người Úc, Anh, Singapore, Ấn Độ, Pháp và Mỹ ít bị vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của mình, trong khi nhóm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Hồng Kông và Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng hơn. Và dự định du lịch của nhóm từ 45 tuổi trở lên không bị ảnh hưởng so với nhóm trẻ hơn. Hơn 50% khách du lịch thường xuyên và du khách chi tiêu nhiều cho rằng kế hoạch du lịch không bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế.

Trong những nhóm khách có ý định thay đổi kế hoạch thì họ lại chuyển “giải pháp” du lịch sang những điểm đến hoặc tuyến trình rẻ hơn. 38%, đa số là người đến từ Nhật, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc xem xét giải pháp du lịch nội địa cho ngày nghỉ của mình. Phái nữ chọn du lịch nội địa nhiều hơn nam giới, trong đó khảo sát còn đưa ra cụ thể đến mức, trong nhóm trì hoãn du lịch trong thời gian khủng hoảng chủ yếu là nam giới so với nữ giới… Có những thông tin như vậy, rõ ràng những hoạch định, những chiến lược du lịch khi xây dựng sẽ có cơ sở khả thi hơn nhiều.

Nhắc đến chuyện này, tại Hội nghị triển khai một số giải pháp phát triển du lịch TP.HCM năm 2009 vào ngày 13/2 vừa rồi, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói rất gay gắt là “chúng ta chưa xây dựng được các kênh để nghiên cứu thông tin và ngành du lịch cần phải làm điều này”. Nhưng cũng như nhiều điều hạn chế khác của ngành du lịch mà bà đã gay gắt chỉ ra này lại không thuộc doanh nghiệp mà ở vai trò của chính các cấp quản lý của ngành, của địa phương mà bà đang là một chức danh… ?!

Doanh nghiệp có “làm thay” được chính quyền ?

Chuyện khảo sát thông tin  du khách đến nơi đến chốn và luôn cập nhật như người ta thì rõ ràng các doanh nghiệp, ngay cả Hiệp hội du lịch TP.HCM cũng khó thể “làm thay” được  chính quyền. Một chuyện khác cũng được kêu than nhiều năm tại TP.HCM là chuyện đậu đỗ xe du lịch tại các khách sạn bị lực lượng công an quan tâm quá mức, rồi chuyện hạn chế giờ hoạt động trước 24 giờ khuya trong các hoạt động giải trí đối với du khách nước ngoài, những người đến từ các nước mà múi giờ khác hoàn toàn với Việt Nam, lại đang đi nghỉ ngơi thư giãn,… Nhiều chuyện nhỏ như vầy nhưng khi các doanh nghiệp kêu mà vẫn bị để trên bàn chờ ý kiến hoài hoài thì rõ là khó nói chuyện hút khách, giữ khách cho doanh nghiệp ?

Khi ngồi nói chuyện về du lịch thời khủng hoảng, ông Nguyễn Hữu Thọ, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Sai Gòn, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM nói rằng: may mà có khủng hoảng như vầy, chúng ta mới thấy hết những bất cập đã có. Ông ví dụ thêm: du lịch thành phố là cái gì, không phải MICE, du lịch giải trí, không phải shopping thì có ra du lịch Thành phố không ? Trong khi chúng tôi đã yêu cầu các cấp cho quy hoạch mấy tầng thương mại ngầm dưới đường Nguyễn Huệ, đường Tôn Đức Thắng để thực hiện hàng trăm cửa hiệu bán đồ cao cấp nhưng 4 năm rồi thấy vẫn im re,… Tiền đầu tư doanh nghiệp chúng tôi đã có và sẵn sàng làm mà ?!

Tuy nhiên ông Thọ vẫn rất lạc quan về du lịch Việt Nam trong năm 2009, vì theo một cơ quan khảo sát chuyên nghiệp quốc tế đưa ra: 60% du khách vẫn chọn Châu Á – Thái Bình Dương là điểm đến ưa thích nhất trong năm 2009. “Nhưng trong đó sẽ có bao nhiêu du khách đến Việt Nam ? Vấn đề chỉ là do cách mình làm thôi, làm dở thì chịu…”, ông “móc” thêm như vậy.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Phó Tổng giám đốc Khu du lịch Furama, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng lại thêm: “Quyết định của Chính phủ về miễn – giảm 50% thuế VAT đối với các hoạt động khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành theo hình thức trọn gói lại quy định thiếu đồng bộ, mất bình đẳng, dẫn đến các doanh nghiệp phải đối phó. Cụ thể như giảm thuế VAT đối với lữ hành, khách sạn nhưng lại không giảm thuế cho các dịch vụ khác như nhà hàng, vận tải khách. Việc này thực sự quả là còn gây khổ cho doanh nghiệp chúng tôi”.

Qua quan sát, qua những câu chuyện, chúng tôi nhận thấy rất rõ là những điều nêu ra trên mặt báo, trên bàn hội nghị ở thời du lịch khủng hoảng này cũng đều là những câu chuyện thường kỳ đã từng nêu ra trước đây, có điều giờ này, lúc này, khi thời tiết không chiều khổ chủ thì nhanh chóng nó phát huy thành con bệnh. Và chữa bệnh khi bệnh đã nặng thì rõ là khó hơn so với hồi chỉ mới nhức đầu, sổ mũi (!) Doanh nghiệp đối diện với khó khăn thường trực hơn nên ý thức rõ hơn, nhưng với các cấp chính quyền tỉnh-thành, với ngành du lịch quốc gia thì có vẻ nhận thức về căn nguyên con bệnh vẫn chưa rành rẽ cho lắm (?)

Cuói cùng bài học lớn nhất của câu chuyện du lịch thời khủng hoảng chính là tính chuyên nghiệp. Yêu cầu tính chuyên nghiệp không chỉ thể hiện trong kỹ năng phục vụ khách du lịch như doanh nghiệp mà còn chuyên nghiệp trong cả kỹ năng phục vụ doanh nghiệp của chính quyền nữa ?

Còn chuyện “tái bút” này nữa, vẫn chưa thấy ai chú ý, ngày 1/1/2009, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải cho phép các công ty du lịch nước ngoài trực tiếp mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. “Một chân sói đã thò vào cửa nhà mình”, ngành du lịch Việt Nam đã lưu tâm đến chuyện này chưa ? Chắc chưa, vì còn phải chạy lo chuyện nước sôi lửa bỏng kích cầu – giảm giá thời khủng hoảng trước đã mà ?! 

Năm 2009 được ngành du lịch Việt Nam xem là Năm Du lịch Tây Nguyên với nhiều sự kiện, chương trình: Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội cồng chiêng Gia Lai, Lễ hội cà phê Đắc Lắc lần thứ 2, Lễ hội rượu Đăk Nông; cuộc thi pháo hoa tại Đà Nẵng; Lễ hội biển Nha Trang; Những ngày văn hóa du lịch Mê Kông – Nhật Bản ở Cần Thơ; Asia Indoor Game lần thứ 3; Hội chợ thực phẩm và khách sạn ở TP.HCM; Chương trình “3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia – một điểm đến” tại TP.HCM. 

Và năm 2010, sẽ tổ chức các sự kiện như “Năm Hà Nội”, Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Festival Huế, Cuộc thi hoa hậu thế giới tại Nha Trang, Liên hoan phim quốc tế, Liên hoan múa rối và xiếc quốc tế, các hoạt động kỷ niệm mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc…

 LÊ QUANG ĐỨC

(lequangduc@gmail.com)

Read Full Post »


Nén nhang đặt phía chân trời,
Tàn tro đắp điếm cho người đêm nay
Lòng yêu cuối mắt đầu mày
Vô thanh trăng gió, lưu đày trần gian
Thức cùng kinh kệ mênh mang
… trăng ngàn cuối sông
Đời trôi theo lối đèo bòng
Thuốc đêm đốt ngọn lửa hồng trắng tay
Thức cùng Phật tổ đêm nay
Ánh trăng chếch bóng người say dưới trần
Bụi hồng phủ lấp ái ân
Mây đùn khói sóng giữa tần ngần thương
Sao sa rớt chốn đoạn trường
Tiếng chim vĩnh quyết giữa vườn hoang sơ
Người tái sinh có đâu ngờ
Ta nằm bó gối không giờ lên ngôi ?
Mai sau cầu nguyện với trời
Vãng sanh hằng kiếp giữa Đời – xứ Yêu !

Đồi Bồ Bồ, rằm tháng 7 năm 1992

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com


Read Full Post »

Vô đề


Chúa có lắm tình yêu
Nên chia đều cho mỗi người một cây thánh giá
Để cuối cùng Chúa lặng im hóa đá
Đứng giữa trời với khoảng trắng thinh không ?

Tam Kỳ, năm 1985

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Ngôi sao xa


Tôi có ngôi sao của tôi
Ngôi sao xa xăm cuối chân trời
Tâm hồn tôi là con tàu sắc trắng
Đi mãi đi hoài không tới nơi…

Tôi muốn mình là một dòng sông
Để ngôi sao em lặn sâu xuống nước
Nhưng có bao giờ tôi được
Khi giơ tay ra sao đã vỡ rồi !

Tam Kỳ, năm 1984

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Cố xứ


Một nửa đời lận đận
Lằng nhằng nợ duyên nhau
Em – Vì sao bay lạc
Sáng ngàn vạn kiếp sau

Vẫn về qua phố cũ
Rong rêu nỗi nhớ thầm
Em đã đi viễn xứ
Để lại bóng người câm

Dật dờ con phố hẹp
Đời chảy xuôi sông buồn
Giọt trăng xưa vắt kiệt
Cháy khát khao không cùng

Mây trắng trời dĩ vãng
Đường lông ngỗng đâu rồi…
Ta lạc miền cố xứ
Em về đâu em ơi ?

Cố đô Huế, một đêm thức trắng năm 1994

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Resort Việt Nam


Đặc điểm chung của resort

Resort thường được xây dựng theo hướng hoà mình vào thiên nhiên, với sân vườn, đồi núi, có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh và hạn chế mật độ xây dựng, xa khu dân cư. Nhiều resort thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa để đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí những ngôi nhà cổ với mái ngói; tường gạch; cột, kèo bằng gỗ và có gam màu tối, mang vẻ cổ kính, tự nhiên Tuy nhiên, hệ thống các phòng ốc bên trong của resort được thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, với những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Resort khác với các cơ sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng của mà còn phát triển các dịch vụ của khách hàng như hội thảo, hội nghị, dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao… Do vậy có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ.

Hiện nay, mức đầu tư xây dựng một resort tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo sát của Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tư cho một phòng của resort trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu đồng/phòng hạng 3 sao. Giá trị nhất của resort là ở cảnh quan thiên nhiên và môi trường trong lành. Vì vậy, thiết kế xây dựng resort luôn giữ lại tối đa cây xanh. Thậm chí, việc xây dựng còn phải dựa theo địa hình, không được tàn phá thiên nhiên mà phải hoà vào thiên nhiên. Do resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo hơn cho khách nên giá dịch vụ tại các resort cũng khá đắt so với giá phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn, thường từ 40$ đến 300$/phòng, tuỳ loại phòng và hạng resort. Diện tích một phòng tại resort thường từ 50m2 đến hơn 160m2, tương đương với một căn hộ, có sức chứa từ 2 đến 5 người. Lượng khách đến resort chủ yếu là khách nước ngoài, Việt kiều và những người Việt trung niên thành đạt, người có thu nhập khá,…

Resort Việt Nam, đối thủ đáng gờm tại khu vực ASEAN ?

Trên Bangkok Post, tác giả Danross cảnh báo các nhà kinh doanh resort Thái Lan nói riêng và châu Á nói chung rằng: “Resort Việt Nam sẽ là đối thủ đáng gờm đối với các quốc gia khu vực ASEAN”. Khi Danross viết những dòng này, Việt Nam cũng đang ở thời kỳ bùng nổ việc xây dựng các resost.

Các chuyên gia du lịch quốc tế khi đánh giá tiềm năng du lịch biển Việt Nam nếu so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore thì du lịch biển Việt Nam không hề thua kém, thậm chí vượt trội về tài nguyên.

Và họ cũng dự báo, với hàng loạt các resort thanh lịch, hiện đại đang hoạt động hoặc xây dựng khắp bờ biển và vùng cao, Việt Nam đang nỗ lực trở thành một quốc gia du lịch cao cấp tại châu Á chỉ trong vài năm gần đây.

Có lợi thế trên 2.000 km chiều dài bãi biển, cùng một nền văn hóa đa dạng và sự ổn định về chính trị an ninh, nên du lịch biển luôn là một thế mạnh của du lịch Việt Nam. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông, trong khi khách du lịch trong nước có nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí tăng cao, đã kéo theo một dãi hi vọng lớn lao cho ngành kinh doanh resort Việt Nam.

Năm 1997, resort đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, đó là Coco Beach Resort do một cặp vợ chồng người châu Âu đầu tư, khai thác tại bãi biển Mũi Né, Phan Thiết. Quy mô Coco Beach resort không lớn, chỉ với 34 phòng ngủ. Sau đó là một loạt các resort ven các bãi biển, đặc biệt những tuyến điểm như Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt,… ra đời.

Theo thống kê của Vụ khách sạn Tổng cục du lịch, tính đến thời điểm tháng 3 năm nay, tại Việt Nam đã có 98 resort đăng ký đưa vào hoạt động với 8.150 phòng, trong đó 60 resort đã được xếp hạng (6 năm sao, 27 bốn sao, 20 ba sao, 3 hai sao và 4 một sao). Tuyến điểm tập trung nhiều nhất các khu resort phải kể đến Mũi Né (Bình Thuận) với 68 resort hiện đang hoạt động.

Có thể liệt kê những thương hiệu resort khá nổi tiếng như Furama, Nam Hải (Đà Nẵng), Sài Gòn – Phú Quốc (Kiên Giang), Ana Mandara, Six Senses Hideaway, Vinpearl Land, Evason Hideaway (Nha Trang), Victoria, Sài Gòn – Mũi Né, Palmira, Blue Ocean, Coco Beach, Sea Horse, Phú Hải Resort (Phan Thiết), Life Resort (Quy Nhơn), An Bình Resort, Long Hải Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu), Hội An Riverside, Victory (Quảng Nam), Bãi Tràm Hideaway (Phú Yên),…

Và hiện nay đã có hàng chục dự án khác đã và đang được triển khai. Những tên tuổi như Raffles, Four Seasons và Banyan Tree đều đang lên kế hoạch mở các resort tại Đà Nẵng. Công ty Banyan Tree của Singapore đang lên kế hoạch xây dựng một quần thể 7 resort rộng 300 hécta, trị giá  270 triệu USD ở ngay phía bắc Đà Nẵng. Dự án này có tên là Laguna Vietnam – một gợi ý nhắc nhở tới resort Laguna Phuket (Thái Lan). Ông Paul Chong – Phó giám đốc phát triển kinh doanh của Banyan Tree nói: “Tôi nghĩ Đà Nẵng sẽ trở thành tương tự như Phuket trong một ngày gần đây”.

Mỗi resort đều có thế mạnh riêng, từ việc thiết kế, sản phẩm, dịch vụ, phong cách phục vụ cho đến những chương trình khuyến mãi, quảng bá, nhưng có điểm chung là tạo sự đa dạng, phong phú loại hình du lịch, vui chơi giải trí tại Việt Nam. Chính hệ thống resort dày, tiềm năng phục vụ tốt đã góp phần tăng giờ lưu trú cho khách du lịch, một bài toán luôn làm đau đầu các nhà quản lý Việt Nam nhiều năm nay,…

Thực tế trong hơn 10 năm qua, các resort được hình thành và đưa vào khai thác đã trở thành những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, góp phần đưa du lịch từng bước vươn lên, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các địa phương.

Trạnh canh trong thị trường nội địa bắt đầu khốc liệt

Sự “bùng nổ” về số lượng không kiểm soát trong việc phát triển resort tự phát dường như đã chuẩn bị nảy sinh một “cuộc chiến” cạnh tranh dữ dội sẽ diễn ra rất gần. Dấu hiệu của tình trạng cạnh tranh nội địa trong kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khu nghỉ dưỡng đã bắt đầu chớm thể hiện ở “thủ đô resort Việt Nam”. Mũi Né (Bình Thuận) đang là một điểm nóng trong việc tiếp cận, thu hút và giữ chân khách. Ông Trần Ngọc, Giám đốc Sài Gòn – Mũi Né Resort cho biết: “Tại tuyến điểm Mũi Né, mức độ cạnh tranh giữa các resort hiện nay đã bắt đầu gay gắt”. Nếu như trước đây khi số lượng các resort còn ít, không đủ phòng kinh doanh, thì hiện nay vào những ngày bình thường công suất phòng tại các resort cũng chỉ đạt khoảng 30%, cuối tuần khoảng 60-80%.

Tình trạng này cũng diễn ra cục bộ trong các ngày lễ, Tết tại các resort tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tuy ở mức độ thấp hơn.

Điều này đã có dấu hiệu dự báo nhưng các nhà quy hoạch, quản lý du lịch hình như vẫn còn chưa nhận thức hết… Nếu vấn đề trầm trọng sẽ dẫn tới một nguy cơ lãng phí đầu tư rất lớn !

Bùng nổ resort vẫn tiếp tục

Thế nhưng xu thế bùng nổ resort vẫn tiếp tục ! Theo lời một lãnh đạo Tổng cục Du lịch, hiện nay có không dưới 50 dự án resort xin giấy phép, đã và đang khởi công và đưa vào hoạt động, nhất là những tuyến điểm mới tại Phú Quốc, Cam Ranh, Hội An, Đà Nẵng, Côn Đảo.

Mới đây tại Hội An, 2 resort là Falm Garden và Gold Sand đã chính thức mở cửa đón khách. Thêm đó dự án Disney Land quy mô lớn do tập đoàn du lịch Hoa Kì đầu tư tại Mũi Né đã được cấp phép, trong khi dự án xây thêm một resort quy mô lớn trên diện tích 200ha tại Phú Quốc cũng đang được Saigontourist kêu gọi đầu tư thực hiện.

Vấn đề quan trọng và đang trở nên cấp bách hiện nay là Việt Nam vẫn còn thiếu tầm trong công tác quản lý, thiếu chuyên nghiệp trong quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch biển và lợi thế kinh doanh resort đến với du khách quốc tế.

Tình hình kinh doanh resort Việt Nam chỉ ở giai đoạn sơ khai trên nhiều phương diện: quy hoạch, thiết kế và xây dựng, xây dựng sản phẩm, quảng bá xúc tiến, đào tạo,…

Câu chuyện Phan Thiết chờ nhật thực toàn phần ?

Sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24-10-1995 đã thu hút một lượng khách trong nước cũng như quốc tế đến Mũi Né. Từ đấy, một resort của người Pháp hình thành và đến năm 1997 đưa vào hoạt động. Năm 1998 resort đầu tiên của miền Trung là Furama (Đà Nẵng) khai trương.

Năm 2005, Luật Du lịch ra đời và có hiệu lực vào ngày 1-1-2006. Ở đấy không có một dòng nào nói đến loại hình du lịch là resort. Và lại đến đúng một năm rưỡi sau, vào ngày 1-6-2007, Nghị định 92, nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch mới được ban hành. Trong đó ở điều 17 nêu ra 08 loại cơ sở lưu trú, nhưng cũng không có khái niệm tương đương resort. Mãi đến ngày 13 tháng 3 năm nay Tổng cục du lịch mới mở Hội nghị để ra Thông tư 88 hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Ở Thông tư 88, đề mục Tiêu chí phân loại cơ sở lưu trú du lịch mới có khái niệm Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort). Mất hơn 2 năm cho một loại hình du lịch đã ra đời và phát triển trên 10 năm rồi mới được cơ quan công quyền công nhận đã cho thấy sự “sên bò” của các cơ quan quản lý liên quan…

Thế nhưng, như vậy có vẻ chưa đủ, đến nay cơ sở để đánh giá, xếp loại, thẩm định về mặt quản lý nhà nước là bộ tiêu chuẩn xếp loại thì vẫn chưa có (?). Việc thẩm định xếp hạng cho các resort thì lại căn cứ theo tiêu chuẩn của khách sạn, chất lượng, kích thước phòng, trang thiết bị và chất lượng phục vụ của nó. Do đó đã xảy ra tình trạng một số cơ sở lưu trú đã tự phong resort nhưng các cơ quan quản lý địa phương cũng chưa biết cách chế tài để xử lý (?).

Nhìn lại tiến trình trên cho thấy phản ứng khá chậm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động du lịch trong thực tế… Sự chậm trễ này nếu đặt trong sự bùng nổ việc hình thành, phát triển resort trong 5 năm trở lại đây đã đem đến nhiều hệ luỵ khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai… !

Các địa phương vẫn chờ bộ Tiêu chuẩn xếp loại các cơ sở lưu trú ? Như chờ đến nhật thực chăng ?

Quy hoạch resort, bài toán vẫn còn bỏ ngỏ

Điều kiện để xây dựng một khu resort là chúng phải gắn liền với thiên nhiên, biệt lập với các khu dân cư và cần nhất là yên tĩnh. Phần lớn các resort có tính khai phá cho các địa phương ven biển miền Trung đều đảm bảo tiêu chí này, nhưng trong cơn lốc dựng resort hiện nay, nhiều nơi ressort lại bắt đầu chen chúc nhau. Chẳng hạn tại Mũi Né, các resort dày đặc bám theo trục đường 709B với lượng khách du lịch chen chúc vào các ngày nghỉ đã khiến khu vực này như là một khu phố resort. Một Giám đốc khách sạn ở đây nói với chúng tôi rằng tình trạng này buộc Công ty phải có giải pháp tìm bến mới. Ông nói điều này khi chúng tôi gặp ông đang ngắm nghía khu vực ven biển huyện Bắc Bình… Cũng vậy, Quy Nhơn Resort (Bình Định) vì được quy hoạch trên một bờ biển hẹp, quá gần với khu dân cư nên du khách bị ảnh hưởng của tiếng ồn và những hình ảnh không mấy thân thiện với môi trường dọc bãi biển.

Tình trạng chạy theo cơn lốc làm du lịch bằng resort khiến các quyết định cấp phép của các địa phương được bung ra vội vã trong khi bài toán tổng thể trong phát triển bền vững chưa được đặt ra, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chưa đáp ứng. Khi hàng loạt resort ra đời và hoạt động dẫn đến thiếu điện, thiếu đường, thiếu các khả năng cung cấp nhu yếu cần thiết. Tại thủ đô resort Mũi Né, tình trạng bị cắt điện (có khi luân phiên, có khi bất thường) khiến nhiều resort khó khăn. Và thế là buộc họ phải tự phát xây dựng các trạm biến áp lớn nhỏ khác nhau, sử dụng nguồn điện riêng tự có với máy phát điện từ 200-400KW. Hệ quả là khi cả khu vực bị cắt điện cùng thời điểm thì thủ đô resort không còn không khí yên bình do tiếng nổ của máy phát điện. Trớ trêu thay là mùa hè, mùa nghỉ của du khách cũng trùng hợp với tình trạng thiếu điện thường xuyên ?

Trong khi Việt Nam ồ ạt cấp phép dự án nhưng đến nay vẫn còn thiếu những thương hiệu resort quy mô mang tầm quốc tế ? Những tên tuổi như Furama hay Victoria đã được Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) xếp vào top 10 resort xuất sắc nhất khu vực vẫn còn quá ít.

Theo TS. KTS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thì công tác đầu tư xây dựng, khai thác và kinh doanh resort tại nhiều địa phương đang bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Đầu tiên là sự thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, khu vực có tiềm năng trên địa bàn, nên đã gây nên hiện tượng lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng tràn lan tại cùng một khu vực.

Từ đó xuất hiện các resort có cùng tính chất hoạt động, vừa đơn điệu vừa giống nhau về sản phẩm làm ảnh hưởng đến tính khả thi và phát triển vững bền của dự án. Chất lượng quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, trong đó các yếu tố sản phẩm, tài nguyên du lịch, thị trường khách, yếu tố kinh tế, tài chính, xã hội chưa được nhìn nhận, phân tích thấu đáo, nên kéo theo một số dự án thành dự án treo, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và cả địa phương có dự án…

Trong khi đó, để xây dựng và phát triển các khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch theo đúng yêu cầu và mục tiêu đặt ra thì đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, lồng ghép, phối hợp đa ngành từ quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lý đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý kinh doanh đến quản lý an toàn, trật tự xã hội.

Điều đáng nói là hầu hết các resort chỉ được đầu tư xây dựng với quy mô chỉ từ 3 – 20 ha, và thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất du lịch nghỉ dưỡng là chính; các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch cần thiết khác đều như vắng bóng. Các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư phát triển, nên còn trùng lặp, đơn điệu, tạo ra sự bất cân đối trong cung – cầu dịch vụ du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của các hệ thống resort trong cùng tuyến điểm.

Nhiều resort được bê tông hóa, và xây dựng với mật độ xây dựng quá cao, kiến trúc công trình không tương xứng với yêu cầu kinh doanh du lịch đã góp phần làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là các bãi biển, khu vực đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, gây nguy cơ suy giảm và cạn kiệt tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhiều resort đã không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường chung quanh nhất là môi trường biển…

Một số nhà đầu tư tự thương lượng mua đất của cư dân địa phương xây resort và không theo một quy hoạch nào. Các resort cái thì quá lớn, cái thì chỉ khoảng 1 ha. Do quỹ đất nhỏ nhiều resort đã lấn biển, làm cho bãi biển ngắn đi và không còn cảnh quan thiên nhiên. Mũi Né đã xuất hiện resort kiểu “da beo”, lớn nhỏ không đồng bộ.

Chuyện còn trớ trêu hơn khi gần đây, hơn chục chủ dự án đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng bãi biển ở Tiến Thành và Thuận Quý (Bình Thuận) bất ngờ thấy bên bờ rào resort nhà mình lại có Công ty đến khởi công khai thác mỏ titan ! Sự tồn vong của những khu resort bạc tỉ này rõ là bị đe dọa nghiêm trọng. Bởi vậy, ngay sau khi dự án khai khoáng này khởi công, ông Chris Duffy – Tổng Giám đốc liên doanh Life Resort – đã tuyên bố ngừng đầu tư vào dự án Life Resort ở tỉnh Bình Thuận, vì theo ông: “Khu nghỉ dưỡng này sẽ không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế, khi bên cạnh nó là một dự án khai thác khoáng sản”. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận là Công ty Hợp Long đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp phép, nên tỉnh… đành chịu (!?)

Phát triển resort ồ ạt là một hiểm họa cho môi trường sinh thái tự nhiên ven biển

Hầu hết các resort đã đi vào hoạt động ven biển Trung Bộ và Nam Trung Bộ đều có một điểm chung là mật độ xây dựng rất dày. Từ các vệt biển tại Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, đến Nha Trang, Cam Ranh Phan Rang, Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu… đều có mật độ xây dựng dày đặc với những khối bê tông 2-3 tầng của resort được ấn xuống bãi cát dài ven biển. Bức tranh resort Việt Nam hiện nay rất loang lổ.

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển cho biết, trên 100 km bờ biển Quảng Nam có 80 dự án đầu tư vào du lịch, dẫn đến hệ quả là khu vực dọc biển bị “phân lô”. Ông nói: “Hội chứng xây dựng resort là một kiểu khai thác thiên nhiên sấn sổ, mang danh là du lịch sinh thái nhưng thực chất là phá hoại sinh thái”. TS Dinh phân tích: “Ở những bãi biển bình thường, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thường không có ảnh hưởng lớn. Song vùng cồn cát là một hệ sinh thái rất nhạy cảm, chỉ một can thiệp nhỏ có thể mang lại hậu họa lớn, như xói mòn, trượt cát, sụt lở và phá hủy cảnh quan”.

Việc xây dựng các khu nhà nghỉ sát biển cũng can thiệp vào chu trình bồi lấp của cát biển ven bờ, đẩy nhanh quá trình hoang mạc hóa, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ công trình. Bờ biển bị xói lở, đất đai sẽ bị hoang mạc hóa trên diện rộng, hủy hoại hệ thống phòng thủ tự nhiên ven biển, đặt vùng duyên hải nước ta trước những thảm họa tự nhiên…

Việc quy hoạch xây dựng resort chỉ đơn thuần là phân lô, xé lẻ bờ biển và chia cho các khu resort thực sự là sự phá hoại tài sản thiên nhiên vô giá. Mũi Né là một bài học đắt giá. Đà Nẵng cũng vậy, phố và resort chen lấn dọc biển khiến biển không còn trong tầm mắt của con người. Nguy hại nhất là việc chặt phá cây rừng để san lấp mặt bằng hoặc tạo dựng cảnh quan cho các resort sẽ để lộ ra những vùng cát yếu trước sức tấn công của gió, dẫn đến hiện tượng cát bay. Những chỗ trống đó cũng trở nên bất ổn hơn, có thể sụt lở bất cứ lúc nào do thổ nhưỡng không ổn định. Thiên nhiên đã định hình từ hàng triệu năm nay có nguy cơ vì sự can thiệp thô bạo của con người. và tất nhiên luật “nhân quả” sẽ “hiện tiền” !

Tại Mũi Né, thủ đô resort đang hứng chịu hiểm họa môi trường. Rác của ngư dân Việt Nam và cả ngư dân các nước lân cận đã thải xuống biển theo các dòng hải lưu mang lên bờ, rác và nước thải chưa qua xử lý từ 50% các resort, các nhà hàng phục vụ du khách đổ thẳng ra biển đang khiến môi trường biển vốn thanh khiết giờ đã thay đổi. Nguồn nước ngầm tại đây cũng có nguy cơ bị ô nhiễm từ các hầm nước thải, nhưng hầu hết các resort đều sử dụng nước giếng khoan…

Mặc dù, hàng năm các nhà quản lý, các chủ resort luôn quan tâm đến bảo vệ môi trường nhưng nhìn chung hiểm họa môi trường trong lành đang bị xâm hại khó thể kiểm soát hết. Sài Gòn Mũi Né Resort (Bình Thuận) đã chú ý công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đâu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải với công nghệ xử lý tự động, hiện đại. Sun Spa Resort (Quảng Bình) đã chú trọng ngay đến môi trường đô thị. Hệ thống xử lý chất thải ô nhiễm được đầu tư và vận hành tốt. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào hệ thống bơm để tưới cây hoặc xả vào hệ thống nước mưa. Toàn bộ khu resort dùng gaz và điện để đun nấu nên không gây ô nhiễm môi trường. Những điển hình như vậy chưa nói hết câu chuyện ô nhiễm môi trưòng do resort gây ra…

 Hoạt động của các resort ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

1. Về hình thức tổ chức kinh doanh: Các resort được xây dựng chủ yếu theo hình thức liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ vậy, các tập đoàn chuyên kinh doanh resort đã đem tới kinh nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các khu resort.

2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort được xây dựng ở các vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu resort thường là các khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Diện tích các resort thường từ 1ha – 40ha và diện tích ngày càng được mở rộng đến 300ha. Resort thường có không gian tự nhiên rộng rãi trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.

3. Về cách thức tổ chức quản lý: Thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn nước ngoài, trong đó một số resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác môi trường.

4. Về chất lượng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở lưu trú có hạng sao cao nên chất lượng tuyển chọn nhân lực được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở.

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hoạt động của resort còn bộc lộ những hạn chế sau:

1. Các resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thường ở xa khu trung tâm, xa thành phố lớn do đó, hạn chế khả năng tiếp cận tới nguồn nước sạch cũng như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, chi phí vận chuyển thực phẩm và nước uống cao.  

2. Công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời điểm hè.

3. Ở một số resort, tỷ lệ người lao động địa phương còn cao nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo nghề cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.

4. Các resort chưa triệt để đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý rác thải.

5. Đầu tư ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng nên ảnh hưởng tới chất lượng và tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt là resort thuộc hình thức sở hữu tư nhân.

(Nguồn: Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch) 

 LÊ QUANG ĐỨC

(lequangduc@gmail.com)

Read Full Post »

Sài Gòn khét nắng


Sài Gòn khét nắng cháy tâm can
Ngọn gió hanh khô nóng tận trời
Phố thẳng hai hàng lên chới với
Phòng trọ mươi mét vẫn thênh thang

… Sài Gòn tanh nồng mùi tôm cá
Bạch tuộc bò vào giấc ngủ trưa

… Sài Gòn rỗng tếch cười nhe răng
Trà lạnh uống suông giữa thẩn thờ

… Mày là thằng điếm đi cửa Phật
Chó cũng rưng rưng nước mắt dài
Xuôi ngược trăm năm ngồi vuốt mặt
Nước rửa vài sông cũng khó phai !

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »


Tại phiên họp lần thứ 12 vào tháng 1/2009, Bộ trưởng Du lịch các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí năm 2009 sẽ tập trung hợp tác, khai thác thị trường du lịch nội khối ASEAN. Đây được coi là giải pháp đưa du lịch khu vực vượt qua suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.

Tại Việt Nam, trên các diễn đàn, vấn đề trên vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng nhắc nhở: “Chúng ta nên cố gắng chú ý bán kính tầm bay 5 giờ để nghiên cứu thiết kế tour và khai thác”. Năm giờ bay được tính đến như “nội khối” của du lịch Việt Nam thời khủng hoảng là rất khả thi, nhưng câu chuyện vẫn hãy còn trên ý tưởng, chưa được nghiên cứu và đưa ra cách thức cụ thể. Có thể nội hàm du lịch nội khối hãy còn mới mẻ ?!

Tuy nhiên, với địa thế đặc biệt như một dãi ru-băng vắt dọc bờ biển Đông đính trên ấy 04 di sản văn hóa thế giới cùng một tuyến đường cao tốc Xuyên Á nối liến hai bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, miền Trung đã từ lâu xem du lịch nội khối như là câu chuyện đặc biệt cần khai thác. Thế nhưng thực tế đến nay bài toán phát triển vẫn còn ngổn ngang !

East-West Economic Corridor

Bài toán phát triển du lịch theo EWEC

Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng có diện tích 2,3 triệu km2, dân số 320 triệu người, là một khu vực đa sắc tộc với các nền văn hóa đa dạng, phong phú, có nhiều danh thắng đã được thế giới công nhận, giàu tài nguyên thiên nhiên cùng sự đa dạng sinh thái, với nhiều làng nghề thủ công đặc trưng… là cơ sở “tự nhiên” để phát triển du lịch. Sự ra đời của EWEC với tuyến đường cao tốc xuyên Á đã thực sự tạo nên “phần cứng” cho bài toán du lịch. Trong ma trận phát triển với 10 dự án lớn và gần 70 dự án/tiểu dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau rất đa dạng, du lịch được xem là một khu vực kinh tế mũi nhọn được hưởng lợi nhanh nhất của hành lang EWEC này. Thế nhưng, thực sự bài toán phát triển du lịch theo hành lang này đã được khai thác như thế nào ?

Trước hết, hãy xem người Thái đã ứng xử với chuyện này ra sao ? Ông Pichai Raktashinha – Giám đốc Phát triển du lịch Đông Dương, thuộc Tổng cục Du lịch Thái Lan không giấu giếm: “Chọn Việt Nam làm đối tác quan trọng trong việc hợp tác phát triển du lịch trên tuyến Hành lang kinh tế đông tây là kế hoạch đang được đẩy mạnh hiện nay của chúng tôi. Đặc biệt là khai thác nguồn khách du lịch từ Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam”. Bởi vậy, tại Mukdahan, một trung tâm thương mại lớn của thành phố đã được đặt tên Đà Nẵng cách đây trên 10 năm. Và xa hơn tại miền Nam, “thủ phủ” du lịch Phu Khet cũng đã có những quán ăn, cửa hàng mang tên Đà Nẵng, và các địa danh khác của Việt Nam. Với tính chuyên nghiệp, người Thái đã tỏ ra rất thính nhạy bằng những biển hiệu tỏ ra thân thiết để kéo gần du khách Viêt Nam trên đường lữ thứ của mình.

Từ khi tuyến đường EWEC chưa hoàn thành, Thị trưởng tỉnh Mukdahan (Thái Lan) ra lệnh cho nhân viên dưới quyền học tiếng Việt, còn Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan gửi giáo viên đến Đà Nẵng để dạy tiếng Thái cho các doanh nhân miền Trung. Người Thái thuyết phục Lào liên kết khôi phục lại sân bay quốc tế Savannakhet được xây dựng năm 1998 nhưng không hoạt động từ năm 2004. Phía Thái muốn kết nối sân bay này vào mạng lưới hàng không nội địa của Thái để du khách từ Thái sang Lào không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh nữa. Người Thái muốn thị trường du lịch Lào trở thành vùng Đông Bắc Thái nối dài. Từ năm 2004, Đích thân Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam, ông Krit Kraichitti đã hiện thực hóa khả năng hợp tác du lịch giữa 4 nước bằng việc lôi kéo rất nhiều hãng lữ hành vào cuộc để nhanh chóng rút ra những kiến nghị hợp thời để trình chính phủ. Chẳng hạn việc bỏ thị thực nhập cảnh thực hiện giữa Lào và Việt Nam, giữa Lào và Thái Lan để rút ngắn hành trình tour. Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT) đã tổ chức một tour EWEC mở rộng để giới thiêụ sản phẩm mới này với du khách Việt Nam. Các hãng lữ hành Thái đã phác thảo viễn cảnh cho khách hàng của mình như sau: sáng uống cà phê ở Mukdahan của Thái, trưa ăn cơm ở Savannakhet (Lào) và chiều tối đã có thể ung dung tắm biển Non Nước (Đà Nẵng).

Ông Pichaya Saisaengchan, một quan chức của Cơ quan du lịch Thái Lan cho biết: Hai mươi năm qua, Thái Lan tập trung làm du lịch ở miền Nam (Bangkok, Pattaya, Phuket); còn bây giờ thì du lịch Thái bắt đầu dành sự đầu tư cho vùng Đông Bắc hãy còn nguyên sơ này.

Cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã bắt đầu khai thác EWEC. Từ năm 2005, Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức có mặt trên EWEC với việc triển khai các dự án xây dựng 2 tuyến đường bộ, 2 tuyến đường sắt và 3 cảng biển kết nối với các điểm đến trên EWEC, dự án mở rộng vành đai du lịch vùng tây nam Trung Quốc với các điểm đến trong Tiểu vùng Mekong. Nhật Bản đã ưu tiên cung cấp vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo của các nước thành viên GMS có địa phương thuộc EWEC.

Trên con đường EWEC, giờ đây người Myanmar, Thái, Lào đã dấy lên cơn sốt xây dựng các khu kinh tế, mở thêm trường dạy “Việt Nam học”, chuẩn bị các hãng lữ hành,… Không khí hiện đang sôi động và nóng lên từng ngày !

Du lịch EWEC chủ yếu là cho Việt Nam ?

Theo ông Krit Kraichitti, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn cả trong hành lang du lịch EWEC này. Ông nói rõ: Mìền Trung Việt Nam với 4 di sản văn hóa thế giới và lợi thế là cực Đông của hành lang EWEC như là một ban công hướng ra biển Thái Bình Dương chắc chắn là nơi hưởng lợi nhiều nhất. Với người dân vùng đông bắc Thái Lan và Lào, du lịch biển là một sự hấp dẫn tuyệt vời. Khi tổ chức khai thác tốt thì những bãi biển xanh rờn, với cát trắng và đặc sản biển sẽ là những điểm thú vị mà du khách khó thể chối từ. Mặt khác, khi Thái Lan đã là điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm thì hành trình qua đường xuyên Á dễ dàng và hấp dẫn chắc chắn sẽ tiếp tục là tuyến nối dài hành trình du lịch cho họ. Việt Nam sẽ có thêm một nguồn du khách rất lớn nếu biết khai thác từ nguồn này tại Thái Lan.

Rõ là đây là “con đường tơ lụa” cho du lịch miền Trung. Nếu ở phía Đông (điểm cuối của hai tuyến đường tại Việt Nam) là những bãi biển dài từ Đà Nẵng tới Quảng Bình với những di sản thế giới của miền Trung như Hội An, Mỹ Sơn, Huế hay động Phong Nha, thì ở phía Tây là những chùa vàng rực rỡ, sự tĩnh lặng của một không gian thuần khiết còn nguyên sơ của rừng núi đến nỗi du khách có thể nghe cả tiếng chim rừng trên đường du lịch. Du khách Thái, Lào rất thích phong cảnh và biển ở miền Trung Việt Nam. Giá cả tương đối thấp so với mức thu nhập của họ. Họ lại không đòi hỏi cao về các dịch vụ du lịch, phù hợp với năng lực của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, thương mại ở miền Trung.

Thế nhưng, chúng ta đã làm được những gì ?

Trong vòng vài năm qua lại đây đã có gần 50 nghìn khách quốc tế đến từ các cửa khẩu phía Tây (bao gồm cả khách Âu Mỹ đến từ Bangkok, Phnôm Pênh) vào tham quan các di sản thế giới ở miền Trung. Trong khi đó lượng khách từ Việt Nam mua tour đi Lào và Thái Lan qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) chỉ dừng ở con số trên vài nghìn lượt người.

Chính phủ, và cấc địa phương miền Trung đã cố gắng nghiên cứu nhiều chương trình du lịch, tìm kiếm cách thức khai thác và cố gắng quảng bá cho du lịch trên hành lang EWEC. Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động. Con đường di sản này có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ, bao gồm: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình); Quần thể di tích Cố đô HuếNhã nhạc cung đình Huế (Cố đô Huế); Thánh địa Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Cùng với ba di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vỹ Wat Phou  (Lào) và Quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”.

Với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, 3 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế đã phối hợp tổ chức thành công chương trình Roadshow về du lịch miền Trung với sự tham dự của gần 60 doanh nghiệp du lịch Thái Lan và nhiều cơ quan báo chí tại Bangkok. Trong khuôn khổ Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), UBND TP Đà Nẵng mở tour caravan dọc tuyến này dành cho các doanh nhân.

“Một ngày ăn cơm 3 nước” quả là một slogan rất hấp dẫn cho các chương trình du dịch trên EWEC. Theo thống kê từ các cơ quan du lịch các địa phương miền Trung, tuyến du lịch xuyên Á trên hành lang EWEC đang tỏ ra rất hấp dẫn với con số tăng bình quân mỗi năm hơn 30%. Tự lái xe riêng hoặc du lịch theo đường bộ đang là mốt “thời thượng” và không chỉ có người dân 4 nước trên hành lang này thích thú.

Các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An từ lâu đã gửi con em mình sang Thái học nghề dịch vụ và học tiếng Thái, đón đầu cho bước chuyển mình của du lịch trên hành lang kinh tế Đông Tây. Đại học Đà Nẵng đã có những bước đi hiệu quả, hiện đã có hơn 150 sinh viên Đà Nẵng theo học các ngành quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng… tại Trường Đại học Udon Thani, và một số trường khác ở Đông Bắc Thái Lan. Gần đây nhất, VPĐD Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã phối hợp với Viettravel tổ chức thử nghiệm du lịch cho sinh viên. Và hiệu ứng từ sản phẩm du lịch này đã mang lại rất rõ rệt. Sản phẩm du lịch trên tuyến EWEC hiện còn rất nghèo nàn, dù tiềm năng rất lớn, nhưng việc tìm kiếm các sản phẩm cụ thể như thế này là rất cần thiết. Ông Dương Đăng Cao, người phụ trách công tác du lịch VPĐD khu vực Miền Trung Tây Nguyên cho biết sắp tới sẽ phối hợp tiếp tục làm tour du lịch cho nông dân để nông dân Việt Nam có thể vào Thái học nghề từ Chương trình OTOP (One Tamboon One Product – Mỗi làng mỗi nghề). TS, Nguỹen Văn Dùng, PGĐ Sở VHTTDL Quảng Trị cho biết thêm: Năm 2008, khách du lịch qua Lao Bảo tăng 25%, bình quân đến nay tăng bình quân 20%. Ông nói rất hồ hởi qua điện thoại: Còn đúng 100 ngày nữa, cầu Hữu Nghị 3, cây cầu nối Tàkhẹt với Nakom Phâlomsẽ khánh thành. Hi vọng lượng khách sẽ tăng cao hơn nhiều lần. 

Du lịch EWEC còn nhiều việc để làm !

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ở đấy sự liên kết đồng bộ về phát triển và khai thác là tối quan trọng không chỉ trong nội một quốc gia mà trong sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các quốc gia trong nội khối. EWEC hiện trạng vẫn được coi là một vùng liên nghèo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, phát triển không đồng đều. Myanmar vẫn còn loay hoay mong các nhà tài trợ, các định chế tài chính quốc tế hỗ trợ hoàn thiện hơn 200km đường bộ nối với điểm cuối ra Ấn Độ Dương.

Để đạt được doanh số trên tuyến EWEC này, các công ty du lịch cho rằng cần thúc đẩy các dịch vụ hậu cần, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm,… trên các tuyến, tour du lịch với một hoạch định tổng thể mang tầm khu vực để sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc và giá trị từng vùng miền, từng quốc gia được thể hiện không trùng lặp trên các điểm du khách đi qua. Cùng theo đó, các quy định liên quan thủ tục hải quan, quy tắc giao thông, trao đổi tiền tệ, dịch vụ y tế… cần có một chính sách liên kết cụ thể và hiệu quả hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Sommai Phasee, để phát triển du lịch, thương mại trên EWEC, bên cạnh nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng, các Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách để tạo ra một hành lang ít thủ tục qua biên giới, xây dựng các điểm, khu tập kết dọc tuyến… Đặc biệt, các nước cần kết hợp chặt chẽ để nâng cao tiêu chuẩn giao thông xuyên quốc gia; tiêu chuẩn thực phẩm an toàn, thông qua các chiến lược chung về du lịch như xây dựng tour du lịch trọn gói, xây dựng tuyến điểm du lịch…

Ông Hidetoshi Nishimura, Trợ lý cao cấp về việc thành lập Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (gọi tắt là ERIA) nhấn mạnh: Việc hình thành hạ tầng con đường mới chỉ là “phần cứng”, việc khai thác con đường này cần một sự hợp tác tốt giữa cả 4 nước, giữa các địa phương trong vùng. Điều này cả 4 quốc gia đã rất quyết tâm làm, nhưng hiệu quả vẫn chưa là bao.

Gần đây, Phó Thủ tướng Thường trực CHDCND Lào Somsavat Lengsavad cho rằng du lịch là lĩnh vực mà EWEC có tiềm năng to lớn nhất, và bày tỏ mong muốn sớm biến ý tưởng “bốn quốc gia, một hành trình” trở thành hiện thực. Câu chuyện những người đứng đầu quốc gia cứ bày tỏ mong muốn, trong khi đáng lý ra đến lúc này nên thống kê số khách du lịch qua lại các cửa khẩu và xắn tay để thực hiện vẫn là chuyện thường xuyên diễn ra trên các phương tiện truyền thông ?! Đấy là hình ảnh vẫn còn “đặc trưng” cho du lịch trên tuyến EWEC nói riêng và du lịch nội khối nói chung.

Hành lang Kinh tế Đông – Tây

EWEC là tên viết tắt của Hành lang kinh tế Đông – Tây (East-West Economic Corridor), một sáng kiến được nêu ra vào tháng 10/1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ VIII tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triểnhội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái LanViệt Nam. Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006.

EWEC là một khu vực liên vùng địa lý nằm dọc tuyến đường bộ chạy qua 13 tỉnh của 4 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và nối hai bờ đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với chiều dài 1.450km. Ngay từ khi ra đời, EWEC đã được kỳ vọng từ hành lang giao thông đường bộ được khởi công xây dựng sẽ trở thành hành lang kinh tế của vùng, là đầu mối giao thương kinh tế giữa các quốc gia, là trục đường vận tải chính góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương dọc EWEC.

EWEC qua kết nối với các trục giao thông Nam-Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía Bắc và phía Nam như Bangkok, TP.HCMHà Nội. EWEC còn mở đường ra biển cho các khu vực trên, cung cấp hải sản cho họ và giúp họ đem các sản phẩm nông-lâm nghiệp của mình đi tiêu thụ. Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, các khu vực sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển. Miền Trung Việt Nam là điểm nối của trục giao thông Bắc Nam, là nơi có tiềm năng du lịch biển và các sản phẩm từ biển, là cửa ngõ ngắn nhất cho các nước trong khu vực ra Thái Bình Dương; miền Trung và hạ Lào có tiềm năng về lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản. Còn ở Thái Lan và Myanmar có ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng…

Đối với Việt Nam, việc tham gia EWEC vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung vừa góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị và láng giềng với các nước trong khu vực, tăng cường liên kết kinh tế, hội nhập sâu rộng vào khu vực ASEAN đúng theo tinh thần Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội.

Saigon, 2009

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Mộng đời dang dở…


Một ngày buồn, tình cờ lục lọi trong thư viện ảnh cá nhân bỗng thấy một tấm hình thật đẹp ! Rất đẹp.

Và không biết mình đã chụp khi nào, chụp vậy để làm gì ? Ngẫm lại, hóa ra những chuyện của quá vãng bao giờ cũng câu lưu vào hiện tại, và thầm gợi dẫn vị lai chăng ?

Mông đời dang dở ?

Giữa bàn viết là cuốn Mộng đời bất tuyệt của Nguyễn Tường Bách. Vài cuốn sổ, một chồng sách, một chiếc loa, vài cây viết để sẵn… Một giỏ xách nhỏ đợi người ra đi. Computer bật sẵn. Mà sao computer ấy có hình nền con gái Tuệ Như yêu thương của mình ? Chẳng lẽ ký ức dễ quên ? Chẳng lẽ trí nhớ, những hình ảnh, những ý nghĩ,… lại chứa hết trong computer vô tri này chăng ?

Ánh sáng dịu dàng vốn có của một ngọn đèn nhỏ giờ đây phát ra thứ ánh sáng hiu hắt trong đêm, một thứ ánh sáng nhỏ nhoi đủ để chiếu sáng một góc khuất sinh tồn nơi những giấc mơ, những mộng đời đang dần tàn lụi vì những sức ép kim tiền, ích kỷ và vô cảm.

Thương yêu nhất là đứa con nhìn từ máy tính nhìn ra ?

Đau đớn nhất là kẻ ngồi trong bóng tối để chụp ảnh hay để nhìn lại “mộng đời bất tuyệt” và thấy nó đang dang dở cháy dần đi theo thời gian ?

Tình cờ hay số phận ? Số phận hay sự yếu đuối, ngờ nghệch của một thân tâm đang đi giữa hai bờ Đời và Đạo.

Lại nhớ những câu thơ cũ ngày nào !

Lần quần giữa cõi âm dương
Dạt trôi bến nhớ đò thương cuối mùa,
Đồi hoang tím suốt hoa mua,
Ta ngồi đếm tuổi hơn thua với Trời ?

Lại nhớ lời những thày bói già ở quê !

Bóng của Thiền lặng đang đổ trên tâm trí, và dường như in hằn trên hiện hữu !

Thức cùng Phật tổ đêm nay
Ánh trăng chếch bóng người say dưới trần
Bụi hồng phủ lấp ái ân
Mây đùn khói sóng giữa tần ngần thương
Sao sa rớt chốn đoạn trường
Tiếng chim vĩnh quyết giữa vườn hoang sơ
Người tái sinh có đâu ngờ
Ta nằm bó gối không giờ lên ngôi ?

Những câu thơ nhặt vào một đêm rằm trên đồi Bồ Bồ (Quảng Nam) ngày nào !

Thầy Thích Như Tín nói rằng con đang bị thử thách trên đường về ! Nhưng sao Thầy không nói rõ với con rằng đường về còn xa và bao lâu nữa ?

Sáng nay, thật sớm, ba mình gọi điện bằng cái giọng của một người vừa qua cơn đột quỵ: Con sao rồi ? Hay là con về với Ba ! Con đã khóc một mình giữa Saigon đông đúc. Và tự hỏi: về đâu ? Về đâu giữa cuộc đời vẫn đầy ắp mộng mị nhưng số phận đã cản ngăn !

Về đâu khi hai đứa con gái tối nào cũng rúc vào nách để ngủ hai bên người mình ? Ta có thể xin lỗi được tất cả: ba me, thầy Thích Như Tín, cả mộng đời đầy ắp trong đầu,… nhưng làm thế nào xin lỗi được với hai đứa con gái đây ?

Lại nhớ lần hai cha con đứng trên cầu Saigon, Tuệ Như hỏi: Sông này chảy về đâu hả ba ? Rồi nó nói: Đứng đây nhìn Saigon đẹp quá ba hả ? Không thể khác được ! Hai cha con quay trở về một cái chùa để thắp hương rồi lại về nhà ! Lúc ấy, Tuệ Mẫn chưa có !

Lại nhớ hết thảy mọi thứ, những giấc mơ và những bạo tàn của đời sống, những câu thơ đã viết và những lời lẽ thô tục của phận người… Anh Quý từng nói: Nhớ nhiều cũng khó sống em à ! Em đã cố quên hết, nhưng số phận bắt phải nhớ lại ! Nhớ đến mức phải oằn mình lên để gồng gánh ! Làm sao đây hả anh ?

Saigon, một ngày không đáng có

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Tạ từ


Ngày mai đốt hết về trăng gió,
Ta gửi đời ta xuống cỏ cây
Em có giận hờn mưa bốn bể
Thì cũng đành thương nhớ bóng mây…

Em có ngờ ta thằng man trá,
Xách bị đi vay kiếp ăn mày
Thì cũng đành đười ươi ta khóc,
Trót kiêu sa giữa xanh thẳm đất dày !

Mênh mông chi xứ con đường nhỏ
Em có tình cờ, ta có tình cờ
Xin hẹn mùa sau ta lại gặp
Xin hẹn đời sau trong giấc mơ !

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »

Chiều lũ Tam Kỳ


Nước sông luểnh loãng buồn không nói,
Chợ vắng chiều xa bặt tiếng chim
Con về quê mẹ làm hạt thóc
Câm nín triều dâng giữa trái tim…

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

Read Full Post »


Trong khúc “Tưởng niệm Văn Cao”, khi nhà thơ Ngô Minh viết:

                        Đời gọi ông Tiếng – Gà – Báo – Thức
                        Ông là rớt hồn thu
                        Ông bên trời giọt Tháp
                        Ông sum suê như mùa,

người ta đã tự hỏi, có mối dây liên hệ nào giữa người nhạc Thiên Thai nổi tiếng với Tháp Chàm kia không ? Còn ông, nhà thơ Văn Cao, trong những ngày cuối đời khi đi qua miền Trung nắng cháy đã thấy ở miền đất nhọc nhằn này:

                        Từ trời xanh
                        rơi
                        vài giọt tháp Chàm

Từ hình ảnh sắc đỏ gạch nung trở thành kiến trúc duy mỹ vĩnh hằng thành một nốt nhạc “rơi”“giọt” trong thơ ông, người ta có thể trả lời: ngọn nguồn sự liên hệ quen thuộc và lạ lùng kia chính là nghệ thuật !

Giờ đây, nhân loại mới có thể nhận diện ít nhiều được lộ trình – vận mệnh của một dân tộc mạnh mẻ vào bậc nhất của Đông Nam Á xa xưa mà nay chỉ còn trong cổ sử và huyền thoại. Vẫn còn đấy cả một nền nghệ thuật vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng, vừa mang nặng tính hư ảo, vừa đầy vẻ phồn thực với những Thành Lồi (Huế), Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam), Đồ Bàn (Bình Định), tháp Ponagar (Khánh Hoà), tháp Poklong Garai, Pôrômê, Hòa Lai (Ninh Thuận)…

Trong nhiều thế kỷ, Mỹ Sơn hay Pônagar từng là nơi hành đạo, thánh tẩy tâm hồn của người dân Chămpa. Giờ đây, trước dòng lưu chuyển cuồn cuộn của đời sống hiện đại, người ta lại trở về trước những ngọn tháp, đứng bên cạnh những thiên thần, vũ nữ, cây lá và thú vật sống đông trên đá để tắm mình trong một thế giới huyền thoại và để đắm mình trong suy tư…

Và, thơ ca từ đây cũng được viết ra !

Cách đây hơn nữa thế kỷ, năm 1937, với Điêu tàn, Chế Lan Viên hoá thân thành bóng ma Hời để nói những lời rên siết:

Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Hời
… Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới Thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than

Đây là sự cảm nhận đau đớn của một thế hệ không tìm được lối đi dưới bóng tối nô lệ đầu thế kỷ mà Tháp Chàm câm lặng thay lời nói.

Cùng tiếp tục tư duy trên mạch lịch sử- xã hội, Xuân Thái cảm nhận “Tháp Chàm” trong nỗi dâu bể hưng phế của “điêu tàn thành quách xa xưa ấy”:

Miền Trung khô khốc dáng hình
Bóng ai cửa Phật siêu sinh hoa ngàn ?
Gió gào. Thơ thét. Lang thang…
Trơ trơ đôi ngọn Tháp Chàm trơ trơ.

Từ một phía khác , có người nhìn thấy con bò đá canh giữ vòm trời tinh tú cứ ” trầm tư như một nhà hiền triết”; điệu luân vũ của những apsara vẫn tràn đầy gợi cảm và sắc màu hoan lạc,…

                        Em vào trong đá
                        Nụ cười bí mật
                        Từ đá em ra vồng ngực
                        Tôi không dám lên đền
                        Sợ nhìn đổ nát vòm thiêng
                                    (Hoàng Hưng – Trưa Chàm)

Cơn cớ phá hoại sự thiêng liêng trong tâm tưởng là nhà thơ nhìn thấy nỗi xao xuyến ngập ngừng, nỗi rạo rực huyền nhiệm ở thân thể đá cùng điệu múa cổ như còn âm vọng tiếng trống gimăng, paranưng, tiếng kèn saranai và cả lời của người con gái Chăm Nhơ-va nói với chàng trai Chăm Chum-ây ngày nào: ”Thần linh sẽ đổ chì nóng chảy vào miệng của em nếu em nói yêu anh… nhưng em đã bao lần nói như thế và sẽ mãi nói như thế…”.

Thơ viết về Chăm-pa không chỉ lưu giữ mà còn đưa lại ấn tượng về người vũ nữ như thoát từ đá để đi vào lòng người để nhảy một điệu vũ đẹp. Và từ đó, một lịch sử đã ra đi nhưng cái hằng số nghệ thuật từ kiến trúc, từ điêu khắc… còn lại này vẫn tiếp tục một cuộc sống mới trong tâm hồn con người.

Trong Ẩn ức Mỹ Sơn, đối diện với kinh thành Shimhapura rực rỡ, cảm thấy “mưa đến và không nói gì – và ở trong ta tự bao giờ”, Nguyễn Lương Ngọc trong chuyến đi bộ từ Bắc Hà vào phương Nam đã như bắt gặp “duyên nợ” từ đá. Cái duyên nợ có vẻ vô chừng và phi lý ấy đã bắt nguồn từ chính những khơi gợi nghệ thuật do gạch Chàm, tượng Chàm và cả trời Chàm tạo nên:

Lũng Cồn suối đục đất ngơ
Núi phồng rạp trấn tóc giờ đòi tay
Phải người duyên nợ chi đây
Hòn hòn gạch cũ run ai chèn lời
Không gì qua, không gì trôi
Cao xanh vuốt ngực thương người sanh con

Nỗi rối bời vô cớ này kỳ thực bắt rễ rất sâu từ những khắc khoải về cái hữu hạn “phân phận trong sương” của con người với niềm vô hạn vĩnh hằng của cái Đẹp và những nỗ lực kiếm tìm suốt một hành trình không dứt…

(Còn nữa)

LÊ QUANG ĐỨC

lequangduc@gmail.com

(Tạp chí Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng, số 9, ra tháng 1-1996)

Read Full Post »