Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín, 2021


Năm 2000 lần đầu tiên cuốn sách về Taliban của Ahmed Rashid đã được in và bán ra 1,5 triệu bản. Sau đó cuốn sách chính thức được dịch sang 26 ngôn ngữ khác, cùng với hàng triệu bản in lậu, dịch lậu, phát hành chui ở cả các nước Ả Rập vốn coi các tác phẩm từ phương Tây đều có tính thù địch như Syria, Iran… Đây là một điều thực sự hiếm thấy trong thế giới xuất bản ngày nay.

Với sự quan tâm và lo lắng hồi sinh về cuộc nổi dậy của Taliban ở Afghanistan và Pakistan, tác giả kỳ vọng rằng ấn bản này sẽ được đọc bởi các quan chức và nhà ngoại giao, sinh viên, binh lính, học giả, cả đàn ông và phụ nữ trên các đường phố của những thế giới khác nhau…

Dù cuốn sách đã bị cấm ở Trung Á, Tây Á vì những lời chỉ trích của tác giả về các chế độ khác nhau ở đó nhưng tầng lớp sinh viên và phụ nữ vẫn bị cuốn hút ở ngay cả ở những quốc gia vốn không chấp nhận sự mô tả từ cuốn sách như Pakistan…

Về cơ bản, nó được viết như một phóng sự ghi lại thời khắc lịch sử; phần lớn nó được viết vào cuối những năm 1990. Cuốn sách gói gọn những thập kỷ liên quan đến các cuộc chiến ở Afghanistan, những con người tác giả đã gặp ở đó cũng như những kiến thức và kinh nghiệm nền tảng mà tác giả có được.

Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp một số nghiên cứu về nhân chủng học và lịch sử về sự tiến hóa của các bộ lạc và nhóm dân tộc Afghanistan ngay cả khi đất nước đang tan rã trong một tình trạng thất bại. Nó bao gồm địa chính trị của các quốc gia láng giềng trong suốt những năm 1990 và sự can thiệp của họ đã giúp Afghanistan bị chia cắt trong khi Hoa Kỳ và Tây Âu phớt lờ mọi sư. Nếu phương Tây rời khỏi Afghanistan một lần nữa thì những đối thủ trong khu vực sẽ quay trở lại, đẩy đất nước vào hỗn loạn hơn nữa.

Khi nó được xuất bản, “Taliban” đã đưa ra bản mô tả chi tiết đầu tiên về những gì Osama Bin Laden đang làm ở Afghanistan và cách hắn tiếp quản việc điều hành đất nước với sự hợp tác của Mullah Omar, thủ lĩnh của Taliban.

Gần một năm sau cuốn sách ra đời, nước Mỹ và thế giới bị chấn động bới sự kiện khủng bố vào ngày 11/9. Và từ đó, di sản của ngày 11 tháng 9 vẫn còn ở lại với nhân dân thế giới trong những giấc mơ và ác mộng kinh hoàng. Sau đó, sự can thiệp của Mỹ và phương Tây đã giải phóng Afghanistan. Bất chấp hàng tỷ đô la đã bỏ ra, hàng trăm sinh mạng bị mất, vô số cơ hội nảy sinh, Taliban và Al Qaeda vẫn phát triển mạnh mẽ và gây ra mối đe dọa triệt để cho toàn bộ khu vực. Taliban Afghanistan đã lan rộng khắp khu vực; bây giờ có một Taliban Pakistan và một Taliban Trung Á. Bản thân Taliban – có lẽ còn hơn cả Al Qaeda – đã trở thành một hình mẫu, một cách sống cho các phần tử cực đoan được mô phỏng trên khắp Nam và Trung Á.

Tám năm sau ngày 11 tháng 9, cả người Hồi giáo và người phương Tây đều không thể loại bỏ mối đe dọa Taliban hoặc sức mạnh của nó như một hình mẫu cho các phần tử Hồi giáo giận dữ. Vì vậy, cách sống của Taliban tiếp tục quyến rũ những thanh niên trẻ tuổi và những kẻ đánh bom liều chết tiềm năng trong khu vực.

Gần 10 năm sau, năm 2010, tác giả đã tái bản lần thứ 2 với những nghiên cứu mới về Taliban Pakistan và cách mà chúng đã ảnh hưởng đến Trung Á. Cách Taliban trốn sang Pakistan sau thất bại mà họ phải gánh chịu vào năm 2001 gắn liền với cách họ sống sót ở Afghanistan bất chấp cuộc tấn công của Mỹ. Ngày nay, tất cả các thủ lĩnh cực đoan chính – Osama Bin Laden, Mullah Omar, Jalaluddin Haqqani, Gulbuddin Hikmetyar – cùng với một số thủ lĩnh Taliban Pakistan đang sống ở biên giới Pakistan. Một số sự kiện trong các chương mới đã được cập nhật trong bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn, đặc biệt ông đã giải thích tại sao người Mỹ và NATO sẽ thất bại nặng nề ở Afghanistan.

Và đúng như vậy, cuộc triệt thoái quân sự của Mỹ và phương Tây ra khỏi bãi lầy Afganistan vào tháng 8 năm nay đồng thời đánh dấu sự trở lại của Taliban trên chính trường đất nước này.

Những gì mà cuốn sách này viết ra từ 20 năm trước cho thấy khả năng nghiên cứu, phân tích và dự đoán thần kỳ của tác giả.

Saigon, July 13th 2021

Read Full Post »


Bài viết https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/thap-cham-yang-prong-huyen-bi-o-dak-lak.html?fbclid=IwAR2a0CtwNl62nxDoNUu-DMnq7Zbq3u2BwGwys1mbf1niebU68PwT0zZU44g

Đọc bài viết nhỏ này, ta thấy có 3 lỗi sai rất cơ bản:

1/ Tác giả viết: “… công trình này được người Chăm xây dựng vào thế kỷ 13, dưới thời vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), tức triều đại nhà Trần của nước Đại Việt.”. Viết như vậy thì rất tệ hại về chuyên môn: có thể là sai về kiến thức, có thể là không biết cách diễn đạt. Sai vì lý do gì chưa biết nhưng viết như vậy thì bạn đọc sẽ nghĩ là “thời vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân)” là “triều đại nhà Trần của nước Đại Việt”?! Thật vô cùng nguy hại!

2/ Tác giả viết: “… thay vì dùng gạch thì các nghệ nhân xưa lại sử dụng các phiến đá làm lanh tô trên cửa và đá xanh Cao Bằng làm nền gạch…”. Không lẽ cư dân quốc gia Champa cổ từ thế kỷ 13, 14 đã “nhập khẩu” đá xanh Cao Bằng của Đại Việt để mần tháp Yang Prong này? Người viết này chắc thuộc hệ hình “lấy Bắc Kỳ làm trung tâm” để hiểu mọi chuyện?!

3/ Người viết kết luận “…tháp Chàm Yang Prong ở Đắk Lắk chính là một minh chứng mãnh liệt cho sự tồn tại huy hoàng một thời của đế chế Khmer trên dải đất hình chữ S thân yêu.“. Ở trên nói là tháp do người Champa làm để thờ Chế Mân, kết luận lại cho là của “đế chế Khmer”? Tôi không hiểu người viết, và cả người biên tập cho đăng bài này đã học lịch sử từ nước mô, ở thời mô?!

Chuyện sai như thế này ngày càng rất nhiều trên truyền thông, nhan nhản sai, nhiều lỗi sai nghiêm trọng và ngớ ngẩn. Nguyên do chắc có nhiều: cẩu thả, thiếu kiến thức cơ bản, xào nấu tư liệu, tư biện… Song có lẽ nguyên do lớn nhất là sự vô trách nhiệm với cộng đồng và sự thiếu tự trọng của những người cầm bút. Lỗi này ngày càng dày lên và đã mang tầm “thời đại”. Thật đáng lo thay!

Saigon, September 7th 2021

Read Full Post »

Bó hoa của nhà văn?


Nhiều bạn hỏi, chính quyền có ai tặng hoa sinh nhật cho nhà văn Nguyên Ngọc không? – Tôi không biết rõ, nhưng hình như là không. Vậy là mừng cho nhà văn. Vì ông đã được thảnh thơi và không còn liên can gì với nhà cầm quyền, điều mà ông đã từng hi sinh và đã ly khai.

Ông đã từng từ chối những “giải thưởng” danh giá nhất của nhà cầm quyền thì bó hoa là cái sá gì!?

Dù vậy cũng xin nói, một bó hoa nhỏ xinh chúc mừng đúng người thực ra sẽ làm sang trọng cho người tặng hoa. Nó cho ta biết người tặng hoa ân tình sau trước, hiểu người hiểu mình… Việc nhà văn Nguyên Ngọc không nhận được bó hoa vào sinh nhật thượng thọ năm nay đã nói lên tư cách, tầm nhận thức, văn hóa của những kẻ quyền lực rất rõ ràng.

Bạn còn hy vọng điều đó thì còn mong đợi. Chứ tôi thì từ lâu đã không còn chút hy vọng nhỏ nhoi gì về điều đó nữa rồi.

September 8th 2021

Read Full Post »


Đọc bài viết nhỏ này, ta thấy có 3 lỗi sai rất cơ bản:

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/thap-cham-yang-prong-huyen-bi-o-dak-lak.html?fbclid=IwAR2s_-HxXB7d08RNASjETXJZa77cIOntqzW4kdWCwgWlF2zjIszQ-hJ168I

1/ Tác giả viết: “… công trình này được người Chăm xây dựng vào thế kỷ 13, dưới thời vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), tức triều đại nhà Trần của nước Đại Việt.”. Viết như vậy thì rất tệ hại về chuyên môn: có thể là sai về kiến thức, có thể là không biết cách diễn đạt. Nhưng sai kiểu gì mà viết như vậy thì bạn đọc sẽ nghĩ là “thời vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân)” là “triều đại nhà Trần của nước Đại Việt”?! Thật vô cùng nguy hại!

2/ Tác giả viết: “… thay vì dùng gạch thì các nghệ nhân xưa lại sử dụng các phiến đá làm lanh tô trên cửa và đá xanh Cao Bằng làm nền gạch…”. Không lẽ cư dân quốc gia Champa cổ từ thế kỷ 13, 14 đã “nhập khẩu” đá xanh Cao Bằng để mần tháp Yang Prong này? Người viết này chắc thuộc hệ hình “lấy Bắc Kỳ làm trung tâm” để hiểu mọi chuyện?!

3/ Người viết kết luận “…tháp Chàm Yang Prong ở Đắk Lắk chính là một minh chứng mãnh liệt cho sự tồn tại huy hoàng một thời của đế chế Khmer trên dải đất hình chữ S thân yêu.”. Ở trên nói là tháp do người Champa làm để thờ Chế Mân, kết luận lại cho là của “đế chế Khmer”? Tôi không hiểu người viết, và cả người biên tập cho đăng bài này đã học lịch sử từ nước mô, ở thời mô?!

Chuyện sai như thế này ngày càng rất nhiều trên truyền thông, nhan nhản sai, nhiều lỗi sai nghiêm trọng và ngớ ngẩn. Nguyên do chắc có nhiều: cẩu thả, thiếu kiến thức cơ bản, xào nấu tư liệu và tư biện… Song có lẽ nguyên do lớn nhất là sự vô trách nhiệm với cộng đồng và sự thiếu tự trọng của những người cầm bút. Lỗi này ngày càng dày lên và đã mang tầm “thời đại”. Thật đáng lo thay!

Saigon, September 7th 2021

Read Full Post »