Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín, 2017

Quốc ca Indonesia


Ngồi nghe quốc ca Indonesia, lại thấy Văn Cao, nhạc sĩ tài danh với những Bến xuân – Thiên thai – Suối mơ – Trương Chi thật là lầm lỗi khi dùng một ca từ đầy sự tanh tưởi của lửa – máu, của ý thức “cách mạng” – tranh đấu bạo tàn… để làm nên Quốc ca Việt Nam xã hội chủ nghĩa ! Với quốc ca như thế này, Văn Cao đã đánh mất mình, đã “tha hóa” vì cách mạng. Và mỗi lần nghe Quốc ca, ta thấy con người Việt, dân tộc Việt dường như đã từ bỏ bản tính hiền hòa yêu thương vốn có từ mấy ngàn năm… Thật tiếc và buồn !

21765019_10155317033888929_8953934522009838523_n.jpg

Indonesia, tanah airku, tanah tumpah darahku
disanalah aku berdiri, jadi pandu ibuku
Indonesia, kebangsaanku, bangsa dan tanah airku
marilah kita berseru
Indonesia bersatu

Hiduplah tanahku, hiduplah negriku
bangsaku, rakyatku, semuanya
bangunlah jiwanya, bangunlah badannya
untuk Indonesia Raya

Indonesia Raya, merdeka merdeka
tanahku, negriku, yang kucinta
Indonesia Raya, merdeka merdeka
hiduplah Indonesia Raya

(Indonesia, quê hương của tôi, nơi tôi sinh ra
nơi tôi đứng bảo vệ, trên đất mẹ của tôi
Indonesia, quốc tịch của tôi, nhân dân và đất nước tôi
Chúng tôi gọi nhau vì một Indonesia thống nhất

quê hương trường tồn của tôi, đất nước vững bền của tôi
dân tộc tôi và toàn thể nhân dân của tôi
đánh thức tâm hồn và cơ thể
vì một Indonesia vĩ đại

Indonesia vĩ đại, tự do và độc lập
Đó là Tổ quốc mà tôi yêu thương
Indonesia vĩ đại, tự do và độc lập
Mãi mãi Indonesia vĩ đại)

Read Full Post »


“Mars là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của kỷ nguyên Victoria. Ông được coi là nhà lý luận phủ định vai trò của văn hoá (anticultrural theorist)”. Trong Tuyên ngôn Cộng sản, Mars và Engels viết: “Chính quan điểm của anh không gì ngoài việc là sản phẩm tự nhiên của điều kiện sản xuất và tài sản tư bản”. Hai tác phẩm Tư bản và Bản thảo triết học và kinh tế học đã nhất quán quan điểm anticulture.

Nhấn mạnh vai trò của kinh tế, quyền lực của giai cấp và sự thống trị của tư bản (về tư liệu sản xuất), Mars đã tuyệt đối hoá tính vật chất (duy vật), và hệ quả dường như ông đã tước đoạt sự phong phú về tinh thần của con người, xem con người chỉ còn là một hữu thể sinh tồn loay hoay với “tư bản” và quyền lực giai cấp và tranh đấu cho quyền lực thống tri mang tính kinh tế luận đó. Con người rút cuộc chỉ là một con vật ?!

images

Hèn chi nó vô thần và tận độ tham lam của cải và tranh giành quyền lực một cách quyết liệt (mà không biết sợ hãi Thượng đế và Lương tri) ?

Hèn chi văn hoá thằng nào cũng quản lý được miễn hắn là thợ điện hay kẻ mổ bò ? Hèn chi văn hoá, giáo dục là những ngành luôn tổng kết sau cùng so với các ngành mang tính “duy vật” (vì lịch tham dự của lãnh đạo cấp cao luôn xếp nó sau rốt, nên phải chờ ?!) ?

Nhức đầu vì khó hiểu. Nhưng đọc Mars thì hiểu và hết nhức đầu ! Cảm ơn Ngài duy nhất chuyện nhỏ này thôi nghen !

(Ý nghĩa ngày cũ tròn một năm, 23/09/206)

Read Full Post »


Công văn đình chỉ phát hành “MỐI CHÚA” của Cục Xuất bản đã tóm tắt nội dung tư tưởng của tác phẩm một cách súc tích như sau:

“Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bằng những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…”

21686450_10155306942578929_6395991651035650796_n

Cục Xuất bản đã rất chính xác !

Công phu Tạ Duy Anh càng ngày càng tuyệt kỹ hơn !

(The official dispatch revoking and banning the publication of “Mối chúa” proclaimed by the Bureau of Publication summarizes the contents of thought compendiously:

“The content of the book reflects the conspicuous problems in recent Vietnam’s society. From the novel the author exposed the negatives and injustices in society. However, most of the characters in the work, from the lower classes to high ranking officials are dark, helpless, painful. By the narratives of the characters, the society is full of dark forces, a society almost led by the stingrays are ignorant, greedy, tricks. The entire system of government reveals ruthlessness, immorality, the repression of peasants, the killing of each other, the murder of the opposition only for money… ”

The Bureau of Publication has been very honest and tried to be accurate !

Ta Duy Anh’s skills are getting better and better ! )

Read Full Post »


Trong lòng cư dân Đà thành, câu hỏi này có từ sau thời Vương công Nguyễn Bá Thanh mất. Và nó sẽ còn lại… Trong mắt vợ, tôi là một kẻ lãng mạn vô công rỗi nghề. Song, thành thực dưới mặt trời mỗi ngày, tôi là kẻ rất bi quan, một gã rất thực tế.

Tôi không còn nhớ rõ năm nào, khi anh bạn thân thiết Dương quân tạt qua văn phòng cho tôi hũ mắm dưa xứ Quảng và nói: Anh Bá nhà mình trúng cử tới hơn 99%. Lúc ấy, quen thói nói năng theo kiểu đồ Quảng, tôi độp luôn: Đó là một con số đầy thất vọng và giả tạo, với em… Anh im lặng và hình như có chút bất ngờ với tôi.

Nhưng cũng chính lúc ấy tôi nhớ ngày mình ngồi ở một căn phòng ở phường Phước Mỹ, và trực tiếp trả lời vài câu hỏi liên quan đến căn nhà bị quy hoạch để Vương ông Nguyễn Bá Thanh quyết định cấp lại lô đất tái định cư cho mình. Lúc ấy, tôi đã tự hỏi, tại sao một ông Bí thư thành phố lại “sâu sát” với quần chúng đến nỗi mất thời gian ngồi “lo” phân từng lô đất cho một công dân nhỏ bé ở cái xóm chài Phước Trường như tôi ấy vậy ? Nhưng với thói quen hay nghi ngờ, tôi không tin nhiều lắm về tinh thần trách nhiệm vô hạn này.

Cũng với thói quen này, tôi luôn nghĩ về con đường Nguyễn Tất Thành xô sát ra chân sóng đã làm bãi biến Thanh Bình mất đi mặt nước tắm sáng mỗi ngày, và phải hứng chịu những cơn gió bấc và cát hắt vào hiên cửa mỗi khi mùa mưa bão đến. Và những ngôi trường, những địa chỉ lịch sử đã bị thay đổi. Và nỗi sợ hãi của nhiều quan chức về sự mạnh bạo của ông như một cực quyền sinh sát…

thanhdienhai12

Và ông đã đi rồi, thành phố có buồn không ?

Tôi có anh bạn quen trước đây, học hành tử tế, ăn nói dịu dàng và thuộc loại suy tư khôn ngoan. Có lần anh sẵn sàng từ bỏ một cuộc đi thăm đồng nghiệp bị bạo bệnh “vì bận”, chỉ để đến nhà một quan chức tổ chức chính quyền. Từ đó tôi thấy mình xa lạ với kiểu “khôn ngoan” này. Và hẳn nhiên với sư khôn ngoan ấy, anh ta đã tiến theo con đường quan chức rất xa…

Anh đã đi rồi, thành phố có buồn hay vui không thì không biết. Nhưng thành phố vẫn còn đầy những kẻ trẻ tuổi, đầy bằng cấp, hãnh tiến và “khôn ngoan” ranh mãnh như vậy. Họ vẫn tiến bước theo cha anh, như vị bí thư trẻ tuổi vừa ngã ngựa kia, hoặc như anh bạn trẻ của tôi, họ vẫn sẵn lòng từ chối đi thăm đồng nghiệp bị bệnh để đi thăm người của tổ chức…

Anh đi rồi, cơ hội của những người trẻ tuổi ranh ma quen thói sẽ để đấy chờ chực ?

Cũng ở thành phố này, tôi có cô bạn giáo viên yêu nghề, tận tụy với học trò như con của mình. Và ngày con trai cô ra trường, để được tiếp tục sự nghiệp đầy lặng thầm và hi sinh như mẹ mình đã từng làm, mẹ của con trai, một cô giáo phải bỏ ra 200 triệu để có một suất biên chế “đi dạy”. Tôi đã từng ngửa mặt lên trời để tự hỏi: một cuộc đời cô giáo có làm ra 200 triệu không, và bao giờ anh con trai kia đi dạy được nhận lại chừng ấy để trả ơn cho mẹ ? Và kẻ nào dám đóng sập lại lương tri để cầm lấy 200 triệu của cô giáo đây ?

Tôi đứng ở chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Chà nhìn xuống dưới kia để hỏi câu này. Và biển xanh bạc đầu im lặng… Trong thành phố vẫn còn rất nhiều người. Sau lưng chùa, vẫn còn rất nhiều chà vá chân nâu đang thấp thỏm chờ tìm miền đất sống phập phồng biến mất…

Lại nhớ người xưa:

Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?

(Saigon, ngày Kỷ Dậu, tháng Mậu Thân, năm Đinh Dậu – 19/09/2017
Viết nhân lóa mắt vì các trang nhất đăng tin về Đà thành)

Read Full Post »


Những người cộng sản luôn chua chát nói rằng: Tại sao thế giới không có niềm tin gì với họ ? Và làm sao để thế giới thay đổi “định kiến” này ?

Cái đó thì hỏi lịch sử, lịch sử sẽ trả lời rất rõ ràng. Còn làm thế nào để thế giới tin anh ? Đơn giản anh hãy thay đổi chính anh đi !

Nhưng tôi không tin anh sẽ thay đổi và dám thay đổi. Vì anh thay đổi, anh sẽ không còn là chính anh nữa ! Cho nên không sao hết, anh đã sống quen với nỗi cay đắng lịch sử đó rồi thì hãy sống nốt đi thôi !

(The communists always bitterly say: Why does the world have no faith with them? And how can the world change this “prejudice”?

That you should ask history, history will answer very clearly. How can the world believe you? Simply change yourself!

But I do not believe you will change and dare to change. Because you change, you will not be yours anymore! So it’s okay, you’ve been living with that historical bitterness and live with it till the last day!)

636073452946004189-307258808_ohhh yeah.png

 

Và rồi…

Anh bạn đảng viên phàn nàn: Sao anh thích dùng từ ngữ “cộng sản” như vậy ?

Bởi vì tôi là một người hiếu cổ, hoài cổ.

Và cũng nói thêm với anh, trong quá khứ, đấy là một từ mà các anh rất đỗi tự hào kia mà, nên tôi cũng muốn hỏi lại anh: Sao anh lại ngại đến từ “cộng sản” như vậy ? Tôi không cần anh phải trả lời cho tôi, vì tôi biết câu trả lời rồi. Tôi chỉ mong anh tự vấn, suy nghĩ thôi !

(Then…

My friend, a member of the Communist Party of Vietnam complained: Why do you like using the word “communist” ?

Because I’m an old-fashioned, nostalgic person.

And also note to him, in the past, this is a word that you are very proud of that, so I also want to ask him again: Why are you afraid of the word “communist” so? I do not force you to answer me, because I known the answer. I just hope you ask and think yourself !)

 

Read Full Post »


“TP.HCM Trung tâm quốc tế mới về MICE tại Đông Nam Á” thì OK, nhưng “Ho Chi Minh City A New International MICE Hub in ASEAN” thì rõ ràng về mặt logic chẳng ổn chút nào.

Image (3)

Bởi vì “Đông Nam Á” (Southeast Asia) là không gian địa lý, nên HCM City ở vai trò HUB trong đấy thì OK, còn ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) lại là một tổ chức chính trị của khu vực Đông Nam Á, nên HCM City ở vai trò HUB của nó thì rõ ràng chẳng đúng tẹo nào !? Cách hiểu, cách dịch, cách nói như vậy vẫn thường bị lầm lẫn rất nhiều trong các hội nghị, hội thảo, bài báo… không biết là do đâu. Có lẽ người Việt đương đại quen lấy nhận thức chính trị ra làm tiêu điểm nên dẫn đến sự lầm lẫn quen thuộc này chăng ?

Read Full Post »


Trong “Những chuyện mới và độc đáo về vương quốc Đàng Ngoài” (Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin) in trong “Nouvelle relation de L’intérieur du Sérail du Grand Seigneur” (in tại Paris), nhà thám hiểm lừng danh người Pháp Jean-Baptiste Tavernier có ghi chép một chuyện rất lạ là các nhà buôn Đàng Ngoài đã đến Bavaria (Mã Lai) và Bantam (có lẽ là Batam của Indonesia ngày nay chăng?) rất nhiều và họ nói rất giỏi tiếng Mã Lai. Theo lời kể của ông thì người em của ông đến Tunquin (Bắc kỳ) vào khoảng 1643-1649 cũng cho biết, triều đình và người trong nhà Vương công (?) đã ngạc nhiên thấy có người nước ngoài xa xôi mà lại nói rất thạo tiếng Mã Lai. Như vậy, việc sử dụng tiếng Mã Lai đã có rất sớm và ở một cấp độ tương đối cao rồi.

21271293_10155240656953929_171236925719648598_n.jpg

Vậy mà không thấy sử ta nói gì về chuyện học và sử dụng ngoại ngữ lớn nhất ở Đông Nam Á này. Và té ra con cháu Việt Nam ta giờ quá ít người biết thứ “tiếng phổ thông” của châu Á mà theo Jean-Baptiste Tavernier đã như là tiếng Latinh của châu Âu vậy…

Thân nhờ anh Phuc Dinh Kim kiểm tra lại, và khi nào anh qua Malacca hay lang thang ở xứ Nam Đảo tìm tài liệu về những chuyến hải hành qua Biển Đông và eo gió này thì xem thử có gì mới và hấp dẫn hơn nữa không ?

Read Full Post »


Khi nói về cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, người ta thường đưa tháp: Cơm – Rau – Cá – Thịt. Tháp cơ cấu này hãy còn rất chung chung và không có tính định lượng thuyết phục để tiệm cận hơn về mặt khoa học.

21150139_10155240326968929_4054040269278073319_n

Chẳng hạn khi nói về CÁ, các cuốn sách về văn hóa ẩm thực cũng chưa định lượng rõ loại cá phân bố ở môi trường nào được sử dụng nhiều nhất. Khai thác từ môi trường tự nhiên, cá có thể thấy ba loại: cá nước ngọt (ở vùng nội địa), cá nước lợ ở vùng cửa sông, cá nước mặn ven bờ và ngoài đại dương. Cơ hồ người Việt chỉ quen khai thác những chỗ dễ nhất nên chủ yếu vẫn dùng cá nước ngọt, hoặc nước lợ. Chắc là “sợ biển”, hoặc thiếu các phương tiện khai thác cá ở đại dương (xa bờ) nên bữa ăn tuyệt nhiên người Việt không có cá loại này để sử dụng.

Và chẳng hạn nữa, về sử dụng THỊT, người Việt đa phần chỉ sử dụng các loại gia cầm hơn là gia súc. Chẳng biết vì sao họ chỉ nuôi và sử dụng các loại con vật hai chân này hơn là các con vật bốn chân ? Có lẽ con hai chân (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu,…) này thì dễ nuôi, thả rông, tiêu tốn lương “đầu tư” thức ăn ít hơn, vòng đời ngắn, và đặc biệt là rất dễ giết thịt, dễ nấu và xơi… Còn loại gia súc thì vòng đời dài, nuôi nấng tốn kém nhiều, giết thịt cũng mệt hơn…

“Thắng bờm có cái quạt mo (…) Phú ông xin đổi cục xôi Bờm cười”. Có cục xôi để ăn liền, nhanh đoảng, thực dụng và cả sự lười biếng khiến người Việt như vậy chăng ?

Read Full Post »